Trong tháng 3 và 4, hai chỉ số quan trọng về cải cách được công bố là PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) và PAPI (chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh). Đây được coi là 2 thước đo mức độ hài lòng của cộng đồng với những nỗ lực cải cách của chính quyền trong năm.
PCI đã có lịch sử gần 15 năm, khi khảo sát mức độ hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp về chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng tại các tỉnh trong cả nước. Trong khi đó PAPI là dữ liệu và thông tin thực chứng về bức tranh hiệu quả của các cấp chính quyền trong việc đáp ứng yêu cầu của người dân về hành chính công.
Quảng Ninh dẫn đầu bảng xếp hạng PCI 2018 nhờ ứng dụng công nghệ thông tin cung ứng dịch vụ công. Ảnh: Hoàng Hà. |
Chỉ số PCI năm nay chứng kiến sự dẫn đầu của các địa phương như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Quảng Nam…
Còn những tỉnh có chỉ số PAPI cao nhất là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bến Tre…
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đơn vị thực hiện khảo sát chỉ số PCI, đánh giá những địa phương dẫn đầu là “những ngôi sao cải cách” trong việc phục vụ cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Năm nay chứng kiến sự thăng hạng của nhiều địa phương như Bình Dương, Bến Tre, Long An…
Trong khi đó, bộ chỉ số PAPI có tới 90 chỉ tiêu, trong đó tập trung vào kiểm soát tham nhũng, thủ tục hành chính công, cung ứng dịch vụ công, quản trị môi trường, quản trị điện tử…
Trong bảng xếp hạng PAPI và PCI năm nay không khó để nhận thấy những địa phương có thứ hạng cao đều đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản trị và cung ứng dịch vụ công tới người dân và doanh nghiệp. Và hầu hết các tỉnh này đều chọn Zalo để triển khai mô hình dịch vụ công 4.0.
Điển hình, so sánh chỉ số PCI năm 2017 và 2018, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, Long An, Bến Tre đều thăng hạng và đứng ở các vị trí dẫn đầu. Đây cũng là những tỉnh đã và đang triển khai ứng dụng Zalo trong năm 2018.
Đã có 34 địa phương đã và đang ứng dụng Zalo trong cung ứng dịch vụ công. Ảnh: Zalo. |
Theo đó, nhiều địa phương hỗ trợ người dân tra cứu và nhận kết quả gần 2.000 thủ tục ngay trên Zalo, bao gồm: Nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy đăng ký sử dụng đất, giấy phép xây dựng, đăng ký bổ sung hộ tịch, sổ hộ khẩu, thậm chí có thể nhận kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại….
Sử dụng Zalo mang lại sự hiệu quả nhất định cho cả người dân và chính quyền về nhiều mặt thuận tiện, dễ sử dụng, không tốn thời gian công sức đi lại, giúp tiết kiệm chi phí, tăng tính công khai, minh bạch.
Tính đến đầu 2019, đã có 34 tỉnh thành phố ứng dụng Zalo vào dịch vụ hành chính công. Trong đó có một số tỉnh cho phép triển khai dịch vụ làm thủ tục trực tuyến ngay trên Zalo như Tây Ninh, Quảng Ninh, Cà Mau…