Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tỷ lệ nam giới bị bạo lực gia đình ở Việt Nam đang tăng

Theo báo cáo của Chính phủ, so với năm 2022, số vụ và số nạn nhân của bạo lực gia đình năm 2023 đều giảm, tuy nhiên, tỷ lệ nạn nhân là nam giới có dấu hiệu tăng.

Nội dung này được đề cập tại báo cáo về kết quả thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2023, do Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thay mặt Chính phủ gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Nam gioi bi bao hanh anh 1

Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.

Theo báo cáo, năm 2023 có 3.122 hộ xảy ra bạo lực gia đình với tổng số 3.240 vụ (năm 2022 là 4.454 vụ). Trong tổng số vụ bạo lực gia đình, bạo lực thân thể là hình thức bạo lực xảy ra nhiều nhất với 1.521 vụ, tiếp đến là bạo lực tinh thần 1.404 vụ, bạo lực kinh tế 230 vụ và bạo lực tình dục 110 vụ.

Có 3.193 nạn nhân của bạo lực gia đình, trong đó: nạn nhân nữ là 2.628 người (năm 2022 là 3.440 người); nạn nhân nam giới là 565 người (năm 2022 là 481 người).

"Như vậy, so với năm 2022 số vụ và số nạn nhân của bạo lực gia đình đều giảm, tuy nhiên, tỷ lệ nạn nhân bị bạo lực gia đình là nam giới có dấu hiệu tăng hơn so với năm trước", Chính phủ đánh giá.

Chính phủ nhìn nhận, trên thực tế, nhiều người bị bạo lực còn tâm lý cam chịu, sợ bị kỳ thị và không muốn đi báo cáo việc bị bạo lực vì cho rằng đó là chuyện bình thường, "xấu chàng hổ ai".

Phần lớn người bị bạo lực chỉ đi báo cáo và tìm sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng khi vụ việc nghiêm trọng, bạo lực xảy ra trong thời gian dài hoặc có thể dẫn đến chấm dứt hôn nhân. Chính phủ cho rằng, điều này gây khó khăn cho công tác thống kê số liệu cũng như triển khai các giải pháp, dịch vụ hỗ trợ, can thiệp và ứng phó với bạo lực.

Báo cáo cũng nêu, năm 2023, tổng số người gây bạo lực gia đình là 3.208 người (năm 2022 là 3.975), trong đó nam giới là 2.677 người, nữ giới là 531.

Số người gây bạo lực gia đình bị chịu các hình thức xử lý là 2.949/3.208 người, trong đó biện pháp chủ yếu là góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư (2.215 người); áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc 58 người; áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã/phường/thị trấn 259 người; Xử phạt vi phạm hành chính 288 người; xử lý hình sự 129 người. Theo Chính phủ, chỉ tiêu này đạt mục tiêu đề ra đến năm 2025.

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đánh giá tình trạng bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình, mua bán người vẫn còn diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, việc mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn chưa giảm, chỉ tiêu này cũng khó đạt vào năm 2025, sẽ dẫn tới những hậu quả về xã hội và nhân khẩu học, là một trong những nguyên nhân gây bất bình đẳng giới.

Về nguyên nhân, cơ quan thẩm tra nhận định còn có định kiến giới về vai trò, vị trí của nam giới và nữ giới trong lao động, việc làm, gia đình và tư tưởng thích con trai hơn con gái trên thực tế.

Từ đó, Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị Thủ tướng tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành nâng cao chất lượng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới. Đồng thời ban hành các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới để xóa bỏ mọi phân biệt đối xử về giới, tiến tới bình đẳng giới thực chất.

Lãnh đạo các nước gửi điện, thư chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm

Nhân dịp đồng chí Tô Lâm được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước, lãnh đạo các nước Lào, Trung Quốc, Campuchia đã gửi điện và thư chúc mừng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhận thêm nhiệm vụ

Sáng 22/5, Quốc hội tiến hành phê chuẩn Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh theo đề nghị của Chủ tịch nước Tô Lâm bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Dự đám cưới quê, ĐBQH thấy cấm tuyệt đối nồng độ cồn là đúng

Chiều 22/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

https://vtcnews.vn/ty-le-nam-gioi-bi-bao-luc-gia-dinh-co-dau-hieu-tang-ar872657.html

Anh Văn/VTC News

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm