Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tuyến buýt nhanh đầu tiên ở Việt Nam trước ngày vận hành thử

Hàng loạt nhà chờ nằm dọc tuyến buýt nhanh BRT bụi bám đầy sàn nhà, vách ngăn... Kim tiêm, đất đá vương vãi, chưa có dấu hiệu của một dự án lớn đã hoàn thành.

Kim tiem tran ngap cau di bo tuyen xe buyt nhanh anh 1
Đầu năm 2014, hàng loạt nhà chờ tuyến xe buýt nhanh (BRT) được xây dựng. Sau đó không lâu, gần 20 công trình dọc tuyến bến xe Kim Mã - bến xe Yên Nghĩa hoàn thành. Gần một năm nay, các nhà chờ này đóng cửa, không hoạt động. Tuy nhiên, theo thông báo từ Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, ngày 15/12 dự án sẽ đưa vào vận hành thử nghiệm.
Kim tiem tran ngap cau di bo tuyen xe buyt nhanh anh 2
Ngoài việc xây dựng nhà chờ, Hà Nội cũng lắp hàng loạt cầu đi bộ dọc đường Tố Hữu, Lê Trọng Tấn để hành khách dễ dàng qua lại.
Kim tiem tran ngap cau di bo tuyen xe buyt nhanh anh 3
Tuy nhiên, khi chưa hoạt động khu vực này trở thành nơi tụ tập của nhiều con nghiện. Nhiều xi lanh, kim tiêm vứt đầy lối đi, có cái còn dính máu bên trong. (Ảnh chụp chiều 13/12).
Kim tiem tran ngap cau di bo tuyen xe buyt nhanh anh 4
Dọc đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông) kim tiêm ném rải rác ở mặt cầu và mắc kẹt tại những khe hở cầu đi bộ.
Kim tiem tran ngap cau di bo tuyen xe buyt nhanh anh 5
Chiều 13/12, một số công nhân đang lau chùi bên ngoài của nhà chờ xe buýt trên đường Tố Hữu để thông xe vào ngày 15/12.
Kim tiem tran ngap cau di bo tuyen xe buyt nhanh anh 6
Hàng loạt nhà chờ khác nằm dọc tuyến do lâu ngày không sử dụng, bụi bám đầy sàn nhà và vách ngăn.

Kim tiem tran ngap cau di bo tuyen xe buyt nhanh anh 7
Một nhà chờ khác trên đường Tố Hữu trở thành nơi ngủ nghỉ của công nhân xây dựng quanh trục đường này.
Kim tiem tran ngap cau di bo tuyen xe buyt nhanh anh 8
Phòng điều hành của nhà chờ xe buýt chưa được lắp đặt thiết bị. Mới chỉ có một chiếc quạt được treo từ một năm trước.
Kim tiem tran ngap cau di bo tuyen xe buyt nhanh anh 9
Để tránh người dân ra vào các nhà chờ, chủ đầu tư dùng các dây thép nhỏ buộc bốn góc lại với nhau rất tạm bợ.
Kim tiem tran ngap cau di bo tuyen xe buyt nhanh anh 10
Một biển báo bị hư hỏng do xe tải va quyệt vào trên đường Lê Trọng Tấn.
Kim tiem tran ngap cau di bo tuyen xe buyt nhanh anh 11
Đất cát ngổn ngang theo hướng từ cầu đi bộ xuống nhà chờ đường Lê Văn Lương.
Kim tiem tran ngap cau di bo tuyen xe buyt nhanh anh 12
Công nhân lau chùi bên ngoài nhà chờ trên đường Tố Hữu. Một số nhà chờ khác tuyến buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa, Sở GTVT Hà Nội tổ chức phân làn bằng vạch sơn liền, kết hợp đinh phản quang và đóng một số điểm quay đầu.
Kim tiem tran ngap cau di bo tuyen xe buyt nhanh anh 13
Làn dành cho xe buýt nhanh cũng chưa hoàn thiện trên toàn tuyến ngoại trừ đường Lê Văn Lương đã sơn vạch kẻ. Theo Sở GTVT Hà Nội, đoạn từ Ba La đi Yên Nghĩa và từ Giang Văn Minh đi Kim Mã - Giảng Võ thực hiện phương án tổ chức giao thông hỗn hợp cho xe buýt nhanh đi chung với các phương tiện khác.

Ngày 15/12 là thời điểm dự kiến vận hành thử tuyến xe buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội (được đầu tư 55 triệu USD - tương đương trên 1.100 tỷ đồng bằng vốn vay Ngân hàng Thế giới). Tuyến BRT triển khai từ năm 2013, dài 14,7 km bắt đầu từ Bến xe Kim Mã chạy qua Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương kéo dài tới trục phía bắc Hà Đông - Lê Trọng Tấn - Trần Phú - Ba La và kết thúc ở Bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông).

Trung tâm điều hành giao thông sẽ được xây dựng tại khu vực Bến xe Kim Mã. Tuyến xe buýt nhanh này đi trên một làn đường riêng (chiều rộng 3,5 m), tách biệt với làn đường dành cho phương tiện hỗn hợp bằng một dải phân cách có gờ cao 20 cm. Làn đường cho BRT được thiết kế nằm sát dải phân cách giữa.

Dự kiến, xe buýt nhanh sẽ chạy với tần suất 3-5 phút/chuyến, mỗi chuyến chở được 90 hành khách, tốc độ di chuyển 20-22 km/h. Hành khách sử dụng dịch vụ BRT phải mua vé từ, được tự động soát vé khi vào nhà chờ và lên xe.


Lê Hiếu

Bạn có thể quan tâm