Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tường thuật miền Trung tan hoang trong bão

Bão số 11 quét qua đã để lại cảnh tượng ngổn ngang. Giao thông tắc nghẽn, các cành cây ngã đứt đường dây điện nên Điện lực Đà Nẵng đã cắt toàn bộ điện lưới để đảm bảo an toàn.

Mọi thông tin hình ảnh bạn đọc có được, vui lòng gửi về cho Zing News theo các cách sau:

  1. Phần bình luận Facebook của bài viết ở cuối trang
  2. Hòm thư điện tử toasoan@news.zing.vn
  3. Fanpage chính thức của Zing News
  4. Số điện thoại nóng 0918.283.336
  • Đến 11h trưa nay (14/10), vẫn còn khoảng 927 phương tiện/8.356 lao động của ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động ngoài khơi. Trong đó, vùng biển quần đảo Trường Sa còn 163 phương tiện/3.299 lao động; vùng biển các tỉnh phía Bắc 309 phương tiện/2.196 lao động; vùng biển trong tỉnh 299 phương tiện/1.830 lao động...

  • Các máy Icom cộng đồng vẫn duy trì thông tin liên lạc với các tàu thuyền trên  để thông báo tình hình, hướng dẫn phòng tránh, trú bão.

  • Tính đến thời điểm này, trên 300 phương tiện của ngư dân địa phương đã vào neo đậu an toàn tại vũng neo ở xã An Hải. Riêng 13 tàu cá của ngư dân Lý Sơn đang khai thác tại ngư trường Hoàng Sa đang trên đường tìm nơi trú bão. Bên cạnh đó, 7 hộ dân với hơn 22 nhân khẩu ở khu vực nguy hiểm cũng đã được di dời đến nơi an toàn.

  • Nhiều đợt sóng cao ập vào huyện đảo Lý Sơn.

  • UBND huyện Lý Sơn cho biết đã thông báo cho số tàu cá đang đánh bắt ngoài khơi xa chủ động đối phó, kêu gọi tàu thuyền hoạt động ven bờ vào nơi trú ẩn an toàn. Địa phương cũng đã chỉ đạo cho các bộ phận trực thuộc sắp xếp nơi neo đậu cho tàu thuyền các địa phương khác vào trú bão.

     

     

  • Các tỉnh có khả năng ảnh hưởng trực tiếp của bão trong khu vực đã lên phương án triển khai sơ tán, di dời dân 38.380 hộ với gần 155.550 người của 35 huyện, thị từ các vùng ven biển, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn. Dự kiến, tỉnh Quảng Bình có 7 huyện, thị với 6.111 hộ (trên 27.140 người), Quảng Trị có 10 huyện, thị với hơn 13.120 hộ (43.680 người), Thừa Thiên-Huế có 6 huyện, thị với 3.463 hộ, TP.Đà Nẵng có 7 huyện, thị với 11.000 hộ và tỉnh Quảng Nam có 5 huyện, thị với 4.686 hộ dân phải di dời.

     

  • Tại Đà Nẵng, Bộ Chỉ huy Quân sự TP đã sẵn sàng 2 xe tăng thiết giáp loại bánh su để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão khi có yêu cầu. Trước diễn biến phức tạp của bão số 11, Sở GD-ĐT Đà Nẵng vừa gửi công văn khẩn tới các phòng giáo dục quận, huyện. Theo đó, toàn bộ học sinh trên địa bàn được nghỉ học từ chiều 14/10 và ngày 15/10.

     

  • Ban chỉ đạo PCLB TƯ - Uỷ ban quốc gia TKCN đã thành lập Sở chỉ huy tiền phương đóng tại trụ sở UBND TP.Đà Nẵng dưới sự điều hành trực tiếp của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải.

  • Sáng 14/10, ngay sau khi xuống sân bay Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã vào kiểm tra công tác phòng, chống bão số 11 tại các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam. Tại Quảng Ngãi, Phó Thủ tướng yêu cầu Ban phòng chống lụt bão địa phương phải phối hợp chặt chẽ với các lực lượng xuống tận các địa điểm có nguy cơ bão tàn phá cao để sơ tán người dân đến nơi an toàn. Bộ đội biên phòng tỉnh lập tức kêu gọi tàu thuyền của ngư dân về nơi trú ẩn an toàn, nghiêm cấm các tàu thuyền ra khơi trong thời gian này.

  • Hình ảnh tại Đà Nẵng chiều nay. Thuyền, thúng được đưa lên bờ để hạn chế thiệt hại khi bão đổ bộ.

     

  • Hình ảnh chuẩn bị đón bão từ Đà Nẵng

     

  • Từ 14h chiều 14/10, Đài khí tượng thủy văn Trung Trung bộ đã cho biết hồi 10h ngày 14/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,7 độ vĩ Bắc; 111,0 độ kinh Đông, trên khu vực phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa, cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 260km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (tức là từ 134 - 149 km/h), giật cấp 15, cấp 16.

  • Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km. Đến 10h ngày 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ vĩ Bắc; 107,7 độ kinh Đông, trên khu vực các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 - 133 km/h), giật cấp 13, cấp 14.

  • Từ chiều nay, ở phía Bắc đèo Hải Vân, thị trấn Lăng Cô cũng đang chìm trong mưa bão. Công tác di dân đã hoàn thành từ trưa nay nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn còn một số người nán lại trong tàu, bè và nhà dân ở những nơi xung yếu. Những người dân này chủ yếu là những thanh niên khỏe mạnh ở lại để giữ tài sản.


  • (Ảnh: Tuổi Trẻ)

     

  • Rất nhiều cây xanh trên Quốc lộ 1A ngã đổ, chắn ngang đường, gây ách tắc giao thông.

  • Vào lúc 17h ngày 14/10, theo Tuổi Trẻ, rất nhiều xe gắn máy đang chạy trên đường đã bị gió quật ngã. Một số ôtô khách chạy tuyến Bắc - Nam không dám liều lĩnh đã quyết định dừng lại tìm kiếm điểm trú bão tại một số nhà dân hoặc các địa điểm ven đường.

  • Gió bão đã làm nhiều cây xanh và công trình tại Đà Nẵng ngã sập.

     

  • Tại cuộc họp vào 17 giờ chiều 14/10 tại TP.Đà Nẵng, Bộ trưởng NN-PTNT Cao Đức Phát nhận định gió bão giật cấp 14 đổ bộ vào Đà Nẵng đêm nay. Cơn bão số 11 dự báo sẽ mạnh hơn rất nhiều so với cơn bão số 10 diễn ra mới đây và sức tàn phá tương đương với bão Xangsane vào năm 2006. Do đó, Bộ trưởng yêu cầu lãnh đạo các địa phương phải trực 24/24, nhất là tối nay để chỉ đạo công tác phòng chống lụt bão. 

  • Ảnh chụp ở đường Bạch Đằng (dọc sông Hàn, Đà Nẵng)

     

  • Theo thông tin mới nhất, Đà Nẵng đã bắt đầu sơ tán 11.000 hộ với 55.000 người, chủ yếu thuộc các Q.Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà và đặc biệt là huyện Hòa Vang (nơi được dự báo là tâm bão). Đến 15h chiều nay, các lực lượng chức năng đã sơ tán được 8.000 hộ với 42.000 người về nơi trú ẩn an toàn. Số hộ còn lại, dự kiến sẽ được sơ tán trong đêm nay. Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng cũng đã kêu gọi hơn 1.200 tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn. Ở vùng nguy hiểm không còn tàu cá nào hoạt động.

  • “Theo dự báo, cơn bão số 11 sẽ rất mạnh và sức tàn phá dữ dội hơn rất nhiều cơn bão Xangsane năm 2006. Nếu chúng ta chủ quan sẽ thiệt hại rất lớn. Tôi yêu cầu trong đêm nay, toàn quân, toàn dân phải đề cao cảnh giác và sẵn sàng các phương án để ứng phó”, Bộ trường Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói.

  • PV Hàn Giang tại TP.Đà Nẵng dẫn nguồn tin từ Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung Tây Nguyên cho biết bão Nari đã đánh chìm 2 tàu cá.

    Theo đó lúc 17h ngày 14/10, do ảnh hưởng của cơn bão số 11, tại vùng biển Phú Quý, tỉnh Bình Thuận có sóng to cao trên 4m kèm theo gió lớn đã làm chiếc thuyền 10 mã lực của gia đình bà Tạ Thị Hoàng và chiếc thuyền 14 mã lực của gia đình ông Nguyễn Ngắm, đều ở thôn Tân Hải, xã Long Hải, huyện Phú Quý, bị chìm trong lúc đang neo đậu cách bờ khoảng 400m. 

  • Cách đây ít phút, Tuổi Trẻ thông tin bão số 11 đã váo rất gần đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Gió mỗi lúc mỗi lúc mạnh hơn, gió hú và rít lên liên hồi kinh khủng, cộng thêm mưa mù trời, nặng hạt. Toàn huyện đảo Lý Sơn đã bị mất điện lúc 18h30 do gió giật làm ngã trụ điện, đứt dây điện nên cả đảo chìm trong bóng tối, mọi ngôi nhà đều cửa đóng then cài, không một bóng người và không thấy xe cộ.

  • Hình ảnh tác động của bão ngay trước khi đổ bộ từ chiều nay. Xem thêm tại đây.

     

  • Bạn đọc Võ Hải đang làm việc tại công ty DRC vừa gửi về hình ảnh đường phố Đà Nẵng vắng tanh.


  • Cho đến chiều 19h45 tối 14/10, tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình đã hoàn thành việc di dời 70.000 dân phòng tránh cơn bão số 11. Trong đó, Quảng Trị di dời hơn 13.000 hộ với 43.600 người, Quảng Bình di dời khoảng 6.000 hộ với 27.000 người. 

  • Hình ảnh bão nhìn từ vệ tinh hiện tại.
  • Lúc 20h, PV Hà Thương tại Quảng Trị cho biết hiện nay tại các huyện vùng biển ở Quảng Trị và Quảng Bình có mưa to và rất to, gió to. Người dân ở các nơi xung yếu đã được chính quyền di dời đến nhà kiên cố. Đặc biệt, các huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) và Vĩnh Linh (Quảng Trị) vừa mới trải qua cơn bão số 10 cách đây một tuần nên bà con tỏ ra rất lo lắng. Đồng thời, người dân cũng trở nên cảnh giác hơn trong phòng tránh bão. 


     

  • PV Hàn Giang cho hay, hiện ở Đà Nẵng đã có hàng chục cây cối ven đường Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Thị Minh Khai, Trần Hưng Đạo bị quật ngã. Các bờ rào bằng tôn ở các công trình xây dựng đã bị gió thôi bay tung tóe khắp nơi.

  • Đường đi dự kiến của bão số 11
  • Cách đây ít phút, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Trung ương đã có cuộc họp với lãnh đạo Đà Nẵng và ban chỉ huy tiền tiêu phòng chống lụt bão. Trong khi các cán bộ chủ chốt đang họp thì tại các địa điểm xung yếu như Q.Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Liên Chiểu đang có hàng trăm cán bộ, chiến sỹ thuộc lực lượng công an và quân đội túc trực để sẳn sàng ứng cứu.

  • “Tối nay tôi sẽ thức đấy. Bất thình lình tôi gọi điện mà không nghe thì đừng có trách. Bất cứ cán bộ nào mà lơ là trong việc chống bão thì coi chừng với tôi”, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

  • Bạn đọc Tâm An tại Đà Nẵng gọi điện:

    "Gió giật muốn bay nhà e rồi. Chắc đợt này nặng nề. Không ai ai dám ra đường vì gió có thể thổi bay người. Cầu Thuận Phước bắt qua sông Hàn bị cấm qua lại".


  •  

    “Tôi yêu cầu Chủ tịch UBND quận và các phường phải túc trực 24/24 để cùng với nhân dân chống bão. Cơm không ăn thì mai ăn, không chết đâu mà lo. Phải chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm cần thiết để cho dân ăn trong những ngày diễn ra lụt bão. Không được để bất cứ người dân nào bị đói, rét”, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

     

  • Lúc 20h45, PV An Kỳ tại TP.Huế cho biết:

    Chiều và đêm 14/10, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhất là huyện Phú Lộc có những đợt mưa to, cùng với đó là những đợt gió mạnh. Mưa to và những đợt gió mạnh đã làm ngập cục bộ một số đoạn QL1A qua địa bàn thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Gió mạnh cũng đã quật ngã cây cối trên quốc lộ 1A qua địa bàn huyện Phú Lộc. 

  • Mưa to và những đợt gió mạnh đã làm ngập cục bộ một số đoạn QL1A qua địa bàn thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc

    Nhiều xe tải không dám chạy nhanh.

  • Nhiều cây xăng trên địa bàn Thừa Thiên - Huế cũng đã đóng cửa để lo ứng phó bão số 11.

  • Theo bản tin mới nhất của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, do ảnh hưởng bão số 11, ở các tỉnh Trung Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to, một số nơi có lượng mưa lớn như Lý Sơn (Quảng Ngãi) 126mm, Nam Đông (Huế) 48mm.

    Tại vùng biển Hải Dương, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-Huế, đến 20g, mưa to hơn và gió mạnh hơn (Ảnh: Tuổi trẻ).
  • Nam Trung ghi:

    "Ta ơi thôi đừng mưa bão gì đi tội nghiệp cho những gia cảnh mái tôn, nhà xập sệ như tôi đây. nằm ngủ mà tim mún rớt ra ngoài, huhu...."

  • Theo Lao Động, gió giật liên hồi cấp 9 cấp 10 giật cấp 11, mưa mù mịt trắng trời, sóng biển cao ngất ngưởng, hàng chục nhà dân và trường học bị tốc mái bay tôn, hàng trăm cây cối bị gió bão bẻ gãy ngổn ngang trên đường từ đầu đến cuối đảo, đó là những gì mà cơn bão số 11 đang hoành hành tàn phá tại đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.

  • Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) từ chiều 14/10 đã tan hoang vì bão (Ảnh: Bích Trâm)

     

  • CTV tại TP.Hội An thông tin:

    Đến 21h30, tại phố cổ Hội An mưa mỗi lúc một to, kèm theo gió rất lớn. Mực nước sông Hoài đang dâng lên cao gây ngập nhiều tuyến đường nội thị. Nhiều người dân vừa chạy lũ vừa tránh bão.

  • Theo Tuổi Trẻ: Sau một đợt lặng gió khoảng 30 phút, ở cả 2 đầu Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế, gió đang mạnh trở lại và bắt đầu kèm theo gió giật, dấu hiệu của vùng tâm bão đang cận kề .

  • Gió mạnh đã lảm bay một mảng tôn, khiến nó mắc ở cầu sông Hàn, Đà Nẵng (ảnh: pxd3101@)

     

  • Theo Lao Động, 21h30 tối 14/9, tại UBND quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), nơi tập trung khoảng 70 người dân tránh bão, gồm những người dân sống trong nhà tạm, sinh viên, công nhân... Hiện nay hầu như toàn bộ quận Liên Chiểu đã cúp điện, điểm tập trung dân đang phải sử dụng máy nổ. Ngoài trời mưa lớn gió rất mạnh. Hầu như không thấy bóng xe chạy ngoài đường. 


  • Cũng theo Lao Động, chị Nguyễn Thị Mai, tổ 130, P.Hòa Khánh Nam đang tránh bão tại UBND Q.Liên Chiểu, nói: "Tôi ở nhà tạm nhưng tôi không biết có bão. Đến tối, tổ trưởng đến nhắc nhở mấy lần nhưng tôi vẫn chưa muốn đi. Đến khi các các chiến sĩ bộ đội thông báo tình hình bão sắp đổ bộ tôi mới lo lắng thu dọn đồ đạc đi tránh bão".

  • PV Hàn Giang tại Đà Nẵng gọi điện về lúc 22h50: 

    Hiện nay các cây cầu tại Đà Nẵng không thể qua lại bằng xe máy vì mưa to và gió lớn. Một số PV đi tác nghiệp từ trụ sở UBND Đà Nẵng về thì bị gió đẩy ngã xuống đườg, rất may là chỉ bị thương nhẹ.

  • Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết đến tối 14/10, các địa phương trong vùng ảnh hưởng của bão số 11 từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi đã sơ tán được 20.053 hộ dân với 98.959 nhân khẩu đến nơi an toàn.

  • Hàng loạt chuyến bay đi/đến sân bay quốc tế Đà Nẵng bị hủy (ảnh: Hàn Giang)

  • CTV Đ.Lê cho biết:

    Lúc 22h30, thêm quận Ngũ Hành Sơn và khu vực Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) cúp điện. Trước đó nhiều quận nội thành điện cũng đã bị cúp nên có khả năng là cúp toàn thành. Trời bỗng dưng đứng gió. Nhiều người lo sợ đây là ít phút bình yên trước bão đổ bộ dữ dội vào đất liền. 

  • Bạn đọc ở số 01699376210 nhắn tin:

    "Phường Hòa Hiệp Nam đã bị cúp điện. Nếu bây giờ gió thổi bay mất nhà thì người dân cũng không biết làm thế nào".

  • Bạn đọc Lê Thanh Ngọc cho biết:

    "Hiện tại ở Thành phố Huế lặng gió, mưa nhỏ, nước sông Hương đang lên, Đập Đá sắp tràn. Chỉ cầu trời cho bão nhanh tan, mong mọi người ở Điện Bàn với Đà Nẵng cập nhận thông tin cho những người con xa quê như mình bớt lo".

  • Một bạn đọc thông báo:

    "Tại đường Ông Ích Khiêm gần Nguyễn Tất Thành, gió chính thức mạnh thêm 1 cấp , mưa to và nặng hạt hơn rất nhiều rồi, hầu như không thể đi bằng xe máy được nữa. Gió rít từng cơn kinh khủng, mong sao bão qua thật nhanh. Sợ như bão Ketsana và Sangxane thì dân khổ quá!!!".

  • "Tối nay tôi sẽ thức đấy. Bất thình lình tôi gọi điện mà không nghe thì đừng có trách. Bất cứ cán bộ nào mà lơ là trong việc chống bão thì coi chừng với tôi”, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

  • PV Hàn Giang thông tin:

    Đà Nẵng đã chủ động cúp điện toàn thành để bảo đảm an toàn khi siêu bão đi qua.

     

  • Theo Tuổi Trẻ: 

    "Đến 22h25 toàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế chính thức bị ngắt điện. Khu vực thị trấn Lăng Cô gió rất mạnh, có một số cây cổ thụ trốc gốc. Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Phú Lộc vắng ngắt".

  • Bạn đọc Duy Phạm thông báo qua email:

    "Cả quận Sơn Trà mất điện, gió bắt đầu mạnh dần, mưa to kèm theo gió giật liên tục. Chắc đêm nay không dám ngủ rồi."

  • Bạn đọc ở Điện Bàn, Quảng Nam nhắn tin:

    "Cả huyện đã bị cúp hết điện. Ngoài trời vẫn đang mưa rất to và gió mạnh. Nhiều nhà dân bên cạnh đã bị tốc mái".

  • Bạn đọc ở Nam Ô (Đà Nẵng) nhắn tin:

    "Hiện tại ở Nam Ô (Đà Nẵng) gió rất to. Nằm trong phòng trọ mà không dám ngủ. Mái tôn cứ nhảy rầm rầm. Gió lúc này không khác siêu bão năm 2006. Mong mọi người được an toàn".

     

  • Bạn Hoài Nam thông báo qua email:

    "Ở Đà Nẵng toàn thành phố cúp điện, sinh viên các trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin và Cao Đẳng CNTT Hữu Nghị Việt Hàn thì nhiều sinh viên ở trọ gần khu vực trường có mái tôn tạm bợ đã được các thầy cô thông báo và di chuyển hết vào trường. Đêm nay các bạn sinh viên sẽ ngủ tại trường. Những khu vực xóm trọ bên trường Cao Đẳng Công Nghệ Đà Nẵng đêm nay các bạn không dám ngủ vì sợ tốc mái."

  • Tại khu vực bến xe Đà Nẵng, bạn Nguyễn Kim Thoa cập nhật:

    "Gió rất mạnh, giật liên tục, tôn chưa bay nhưng gió rít và hú liên hồi. Điện cúp tối đen không ai dám ngủ".

  • PV Hàn Giang gọi điện:

    Sở chỉ huy tiền phương họp lúc 21h đêm 14/10 thông tin siêu bão số 11 còn cách Quảng Trị - Quảng Nam hơn 160km, nhưng đã di chuyển chậm hơn (13km/h).

  • Dự báo từ nửa đêm nay đến 4-5h sáng mai 15/10, bão Nari sẽ chếch lên phía trên vĩ tuyến 16, tâm bão sẽ nằm giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP Đà Nẵng. Bão đổ bộ vào đất liền vẫn duy trì cấp 11, cấp 12, gió giật cấp 13, 14, vùng bị ảnh hưởng là Quảng Trị, Quảng Nam gió cấp 9, cấp 10.

  • Bão đã vào rất sát Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung. Ảnh chụp từ vệ tinh. 
  • Bạn Hoàng Thông chia sẻ:

    "Hiện tại, nước sông Hàn đang dâng cao!".

  • Bạn Hân chia sẻ qua email: 

    "Đang ở xa Quảng Ngãi. Trời ơi, người thân, nhà cửa gia đình tôi năm nào cũng vậy. Điện thoại về nhà, dì bảo mưa to lắm, không ngớt, gió bắt đầu mạnh rồi. Không ai trong nhà ngủ hết. Mình cũng không thể nào chợp mắt, chắc thức đến sáng theo dõi trên trang Zing News từng giây từng phút. Mong ngóng ai ở Quảng Ngãi có tin thì thông báo giúp....".

  • Bạn Phuc Loc Phan cập nhật tình hình ở Huế: 

    "Ở thành Phố Huế lúc 11h25 phút, trời lúc mưa lúc tạnh, gió thì hú liên tục."

  • Theo Lao Động: 

    "Lúc 23h25, ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch UBND xã Hải Dương (Hương Trà, Thừa Thiên - Huế) cho biết hiện tại trên địa bàn xã, gió bão đã mạnh lên cấp 9-10, biển động dữ dội. Tất cả các hộ dân xóm Cồn Đâu, xóm Ghềnh thuộc thôn Thai Dương - Hạ Nam đã bị buộc di dời khẩn cấp do địa bàn này bị sạt lở nghiêm trọng, có nguy cơ mở ra cửa biển mới. Những người cố nán lại để giữ tài sản đều cưỡng chế di dời đến nơi an toàn".

  • Hình ảnh chụp từ Đà Nẵng của phóng viên Hoàng Anh. Thành phố không một bóng người.

  • Ảnh chụp trực tiếp từ Đà Nẵng do bạn Trần Tín gửi về

     

  • Hình ảnh ở cầu sông Hàn do bạn Trần Tín chụp:

     

  • Trên cầu Rồng (ảnh Trần Tín)

     

  • Bạn đọc ở số 01659029281 nhắn tin:

    "Bây giờ là 23h40, cả thành phố chìm trong bóng tối. Gió bây giờ đã giật liên tục và rất mạnh. Mình không dám đứng lâu ở bên ngoài. Ở ngoài màn đêm kia là mớ âm thanh hỗn độn. Cả Đà Nẵng sẽ thức trắng đêm cùng bão".

  • Biển Phạm Văn Đồng (ảnh Trần Tín)

     

  • Bạn Nguyễn Hoàng thông báo qua email:

    "Tại trung tâm thành phố Huế, mưa vẫn đang nhỏ, gió lâu lâu có rít lên nhưng không đáng kể. Điện chưa cúp. Nước sông Hương vẫn đang lên".

  • Bạn Sỏi Trương thông báo:

    "Gió vẫn giật liên tục, khu vực quận Thanh Khê (Đà Nẵng) điện đã có trở lại."

  • Ảnh cung cấp bởi bạn đọc Trần Tín:

     

  • Bạn Lê Văn Nam chia sẻ:

    "Gió đang thổi rất mạnh, những tiếng rít, hú... Tiếng tôn và cây cối va đập. Ở quận Hải Châu đã có vài nhà bị tốc mái, trụ cột anten gãy đổ. Những ai ở Đà Nẵng không nên đi ra ngoài vào lúc này đề phòng tôn bay sẽ nguy hiểm."

  • Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, 22h ngày 14/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 140km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149 km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.

  • Dự báo trong 12 giờ tới (đến 8h sáng 15/10), bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần. Đến 10 giờ ngày 15/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,3 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.

  • Bạn Lê Văn Chung báo qua email: 

    "Hiện giờ tại Hội An gió đang mạnh dần khủng khiếp. Dây chằng nhà rung chuyển theo từng đợt gió thổi qua. Mực nước sông Thu Bồn đang lên. Tình hình hiện giờ vẫn chưa có nhà dân nào trong khu vực bị tốc mái. Điện vẫn còn, đường vắng bóng người. Gió giật ghê quá nên mình chạy xuống tầng 1 cho chắc."

  • Bạn Bi báo qua email: 

    "Tại quận Ngũ Hành Sơn gió giật rất mạnh, vừa mới có điện cách đây ít phút. Tuy nhiên mưa chưa lớn lắm."

  • Hình ảnh tại Đồng Hới cách đây 3 tiếng. Theo thông tin thì thời tiết ở đây vẫn chưa bị ảnh hưởng của bão. Ảnh: Phạm Hòa.

     

  • CTV N.Phương từ Huế cho biết:

    Đúng 0h ngày 15/10, ở TP.Huế bắt đầu đổ mưa, lượng mưa đo được rất lớn. Ngoài đường phố đã có những cơn gió giật rất mạnh. Ở trong nhà có thể nghe được những âm thanh của tôn bay loạn xạ, đinh tai nhức óc... Bão đang vào Huế.

  • Bạn Huỳnh Bá Đức cập nhật:

    "Hiện nay tại quận Ngũ Hành Sơn phường Khuê Mỹ gió bắt đầu mạnh lên lần. Càng về khuya gió càng mạnh. Một số mái tôn của vài nhà đã tốc mái, điện thì lúc yếu lúc mạnh. Vài giờ tới khả năng gió lớn hơn và cúp điện là chắc chắn... Nên mong mọi người chú ý theo dõi...".

  • Phường Hòa Hiệp Nam và Thanh Bình ở Thành phố Đà Nẵng liên tục có nhà bị tốc mái. Gió giật rất mạnh. Không ai còn dám bước chân ra đường vào giờ này.
  • Từ Đà Nẵng, PV Hàn Giang cho biết ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cùng Bộ trưởng NN-PTNT vẫn đang túc trực tại văn phòng chỉ huy tiền phương tại UBND TP.Đà Nẵng để chỉ đạo, đôn đốc công tác phòng chống bão số 11. Ông Thọ đã yêu cầu lãnh đạo các quận huyện phải túc trực 24/24 để cùng nhân dân đối phó với bão. Theo thông tin mới nhất của phòng chỉ huy tiền phương, tất cả người dân ở vùng nguy hiểm của Đà Nẵng đã được đưa đến nơi an toàn. Hiện Đà Nẵng có mưa to, gió giật mạnh, nhiều nhà bị bay mái tôn, cây ngã, biển quảng cáo đổ nhưng chưa xảy ra thiệt hại về người.

  • Bạn David Nguyễn thông báo qua email:

    "Tình hình Sơn Trà đang gió rất to. Các nhà xung quanh đã tốc mai và bay tôn. Mưa to, gió giật mạnh, rung lắc dữ dội các ngôi nhà và mái tôn."

  • Bạn Lê Khánh cập nhật hình ảnh ở đường Nguyễn Trường Tộ, Hội An và thông báo là "gió rít liên hồi nhưng chưa thấy cây ngã đổ"

     

  • Ảnh chụp từ vệ tinh cách đây ít phút:

     

  • Theo thông tin mới nhất từ báo Tuổi Trẻ: 

    "Tại trung tâm TP Đà Nẵng gió đã mạnh lên cấp 10. Nhiều người mạo hiểm đi trên đường đã quăng xe bỏ chạy. Trên đường Hàm Nghi, nhiều xe máy bị bỏ lại hai bên đường, có xe được chủ nhân nhanh tay nhét bánh xuống khe cống để không bị bão cuốn đi. Còn trên cầu Rồng, một vài người mạo hiểm đi qua đã bị bão đánh văng lên thành cầu. Một thanh niên quê Nghệ An qua cầu Rồng đã bị bão nhiều lần đánh văng cuối cùng nhờ xe đi ghi nhận bão lũ của báo Tuổi Trẻ che chắn mới tới được nơi an toàn. Nhiều cây và biển quảng cáo ở các tuyến phố ở trung tâm thành phố cũng đã bị báo quật ngã, giựt phăng bay tứ tung khắp đường.  Hàng loạt tấm tôn lợp của nhà dân bắt đầu bị gió xé toạc thổi bay trong đêm, trụ điện đã gãy đổ, nhiều nhà dân bị tốc mái."

  • Theo thông tin được cập nhật, bão còn cách bờ biển Quảng Trị - Quảng Ngãi 100km.

  • Bạn Nguyễn Thiện Cường cập nhật:

    "Đã có một số nhà bay nóc ở phường Cửa Đại, Hội An. Nước đang lên rất nhanh. Vừa chống bão vừa chống lũ."

  • 1h30 sáng 15/10, gió bão vẫn gào thét. Các quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Hải Châu, Sơn Trà, đã có nhà tốc mái, vỡ kính, cây cối nhiều nơi bị gãy, đổ. Ảnh: Đà Nẵng.
  • Bạn Quân Nguyễn cập nhật qua email:

    "Tại phong thử-điện bàn, những cơn gió giật mạnh kêu rít rít, mưa rất to. Bên ngoài 1 vài tiếg kêu của tôn bắt đầu xuất hiện."

  • Bạn Phu Binh vừa gửi email từ Tp. Tam Kỳ:

    "Mưa rất to. Gió giật liên hồi, cả xóm đều thức và lo lắng, nằm mà tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Có trực tiếp chứng kiến bão vào mới hiểu được người dân miền Trung lo lắng và sợ hải như thế nào, như là đang ở chiến trường vậy."

  • Bạn Thương Bùi cập nhật tình hình ở biển Phạm Văn Đồng (Đà Nẵng):

    "Tôi là Thuơng, đang ở biển Phạm Văn Đồng, phường Phước Mỹ, Sơn Trà... Giờ là 2h17p gió lúc này đã giảm hơn lúc nãy nhưng nhà cửa, cây cối xung quanh chịu hết nổi rồi... Nếu cứ như vậy thì trong 1h nữa mọi thứ sẽ tan hoang hết."

  • Ảnh chụp từ vệ tinh cách đây 10 phút, theo đó tâm bão đã bắt đầu đi vào đất liền:

     

  • Bạn Duy Bảo gửi email thông báo tình hình ở Đà Nẵng:

    "Nhà tôi nhìn ra đường biển Nguyễn Tất Thành. Hiện nay nước biển đã dâng sát bờ kè, có thể sẽ tràn lên đường và phá hủy toàn bộ bờ kè cũng như đường nếu tình hình này kéo dài 1 giờ nữa. Tình hình này giống với bão Xangsane 2009."

  • Bạn đọc Hồ Văn Đài cung cấp thông tin ở Đà Nẵng:

    "Hiện nay khu vực Hoà Khánh gió giật từng cơn. Trước nhà tôi các cây xanh đã gãy và ngã sạch."

  • Một bạn đọc chia sẻ:

    "Mới điện cho mẹ đang chống chọi với cơn bão ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Mẹ nói: điện đã cắt từ 10 đêm, gió cách đây 1 tiếng thật khủng khiếp, giờ hơi tạm ngừng. Nói với mẹ bão chưa vào đâu. Mẹ thất thần nói: trời ơi, vẫn chưa hết sao. "

  • Hình ảnh cơn bão qua vệ tinh (ảnh chụp cách đây 1 tiếng)

     

  • Hình ảnh từ vệ tinh cách đây ít phút (độc giả có thể nhấn phóng to trên ảnh để xem rõ hơn):

     

  • Theo cập nhật mới nhất, vào lúc 5h sáng, tâm bão đã đi vào vùng Huế - Quảng Nam.

  • Bạn Lê Thị Thúy gửi email thông báo:

    "Tại Sơn Trà, Biển Phước Mỹ, gió lớn liên tục, 5h15' bắt đầu từng cơn mưa nặng hạt. Mạng bị nghẽn, truy cập yếu.
    Chỗ trọ bạn bè nhiều nơi tốc mái, cây cối oằn mình chống bão. Bão này mạnh hơn bão Sangxan năm 2006 nhiều. Mong trời thương lấy con dân miền Trung."

  • Thông tin chính thức từ Báo Đà Nẵng, hiện tại tâm bão đang ngay trên địa phận Đà Nẵng - Quảng Nam!

  • Hồi 04 giờ ngày 15-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,0 độ Vĩ Bắc; 108,6 độ Kinh Đông, ngay trên bờ biển các tỉnh Đà Nẵng - Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km một giờ), giật cấp 12, cấp 13. Sau khi đi vào vùng bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi, bão số 11 đã suy yếu. 

  • Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Như vậy, khoảng từ 6 đến 8 giờ sáng nay (15-10) vùng tâm bão sẽ đi vào địa phận các tỉnh Đà Nẵng - Quảng Nam, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. 

  • Bạn Trần Trúc Lâm gửi email:

    "Mình ở Sơn Trà, cảm giác bão đang ngày càng mạnh dần. Tôn, cửa kính bay khắp nơi. Thương lắm con dân miền trung, lại oằn mình ra chống bão."

  • 6h sáng ngày 15/10, PV An Kỳ tại Huế cho biết:

    Trên địa bàn TP.Huế mưa rất to, gió giật mạnh, nước sông Hương đang lên rất nhanh. Sóng biển ở khu vực Thuận An cao 3 - 4 mét, rất nguy hiểm.

  • PV Hàn Giang tại Đà Nẵng cho biết: 

    Ban phòng chống bão lụt TP.Đà Nẵng thông tin trên địa bàn có rất nhiều nhà cửa bị tốc mái, cây cối ngả đổ, tuy nhiên chưa có con số thống kê thiệt hại cụ thể. Đến 6h sáng ngày 15/10, gió vật giật mạnh và mưa tuôn xối xả. Không ai dám ra đường đi làm vào giờ này. Nước sông Hàn đã mấp mé đường Bạch Đằng.

  • Ảnh chụp từ vệ tinh cách đây 20 phút:

     

  • Hàng loạt cây cối tại Đà Nẵng ngã đổ (ảnh Võ Hải)

     

  • PV Bàn Thạch tại Quảng Nam cho biết vào lúc 6h30:

    Từ 20h tối ngày 14/10 đến 6h30 sáng 15/10, tại Quảng Nam trời mưa rất to, gió rất mạnh, hàng nghìn ngôi nhà của người dân đã tốc mái, cây cối gãy đổ ngổn ngang. Nước trên các tuyến đường Lý Thường Kiệt, Hùng Vương, Trưng Nữ Vương, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh bị ngập sâu từ 0,5 - 1m.

     

  • Nước sông Hàn dâng lên rất nhanh. Cây cối hai bên đường ngã đổ hàng loạt. Trong khi đó gió giật cấp 12 rít liên hồi (ảnh Tuổi Trẻ)

  • CTV Võ Hải tại Đà Nẵng cho biết hiện giờ địa phương cấm người dân ra đường. Tất cả học sinh được nghỉ học và có thể các công ty xí nghiệp trên địa bàn cũng đóng cửa. Một số hình ảnh thiệt hại ban đầu vùng tâm bão đi qua: 

  • Bão vẫn chưa qua và vẫn đang ở trên khu vực miền Trung, mọi người cần đặc biệt cẩn thận, không nên đi ra ngoài.

     

  • Tại Huế, CTV Xuân Hiển cho biết nước từ sông Hương đã tràn vào các con đường nội thị gây ngập nặng.

  •  

    PV Hà Thương cho biết: 

    Tại Quảng Trị hiện vẫn còn gió mạnh và mưa to. Vào thời điểm tâm bão đi qua lúc 4h sáng nay, gió đo được tại đảo Cồn Cỏ là cấp 9, tại Khe Sanh có gió giật cấp 10. Hện các hồ đập nhỏ do địa phương quản lý có mực nước 80 - 90% dung tích, nếu lơ là, chủ quan, không theo dõi để nước tràn hồ, gây xói mòn thân đập thì ảnh hưởng rất lớn đến tài sản và tính mạng của nhân dân vùng hạ lưu.

    Sáng nay, học sinh toàn tỉnh Quảng Trị được nghỉ học. Ngoài đường, gió to nên rất ít người đi lại, nhiều người nghỉ làm. Trung tâm Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị khuyến cáo do hoàn lưu bão nên vẫn còn gió to, mọi người không nên ra đường nếu không có việc cần thiết. UBND tỉnh Quảng Trị lập 4 đoàn đi các huyện xung yếu kiểm tra thiệt hại.

  • Nước sông Hàn đã tràn bờ (ảnh Hoàng Anh)

     

  • Đà Nẵng đang gồng mình trong tâm bão số 11. Ảnh chụp từ vệ tinh. 
  • Ảnh do bạn đọc Chi Thanh Doan gửi về tòa soạn (hình ảnh ở Đà Nẵng)

     

  • Cây cối ngã đổ (ảnh do bạn đọc gửi)

  • Video bạn đọc gửi về bão số 11 ở Quảng Nam

    Nhập mô tả cho video
  • Ảnh do bạn đọc Hà Phan gửi về từ Hòa Sơn, Đà Nẵng:

     

  • PV An Kỳ tại Huế:

    Gió bão vẫn rất mạnh. Nước sông Hương dân lên cao. Tại huyện Phú Lộc, nhiều diện tích hoa màu bị nhấn chìm. Nước dưới khu vực đầm Lập An đã dâng cao thêm hơn 3m, bắt đầu tràn qua mặt đường, ngập vào một số nhà dân xung quanh. Nhiều nhà dân bị gió xô xiêu vẹo.

     

  • Đường phố Đà Nẵng sau cơn bão. Ảnh: Tuổi Trẻ.

     

  • Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, do ảnh hưởng của cơn bão số 11, đêm qua các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi đã có mưa vừa, mưa to đến rất to. Tính đến 4h sáng nay, lượng mưa đo được phổ biến trên các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi từ 50-100mm, một số nơi cao hơn như: Nam Đông: 185mm, Nông Sơn: 132mm, Đà Nẵng: 124mm, Tam Kỳ: 174mm.

    Lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên đang lên.

    Mực nước lúc 4h ngày 15/10, trên một số sông như sau:
    - Sông Bồ tại Phú Ốc: 3,60m, trên BĐ2: 0,60m;
    - Sông Hương tại Kim Long: 1,64m, dưới BĐ2: 0,36m;
    - Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 7,27m, dưới BĐ2: 0,73m;
    - Sông Thu Bồn tại Câu Lâu: 1,58m, dưới BĐ1: 0,42m. 

  • Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng thấp và đồng bằng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.

  • Dự báo, lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên tiếp tục lên. Đến chiều, tối nay (15/10), lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3; các sông ở Quảng Trị, Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên lên mức BĐ1 và trên BĐ1.

    Mực nước trên các sông có khả năng như sau:
    - Sông Bồ tại Phú Ốc: 4,5m, ở mức BĐ3;
    - Sông Hương tại Kim Long: 3,2m, dưới BĐ3: 0,3m;
    - Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 8,8m, dưới BĐ3: 0,2m;
    - Sông Thu Bồn tại Câu Lâu: 3,2m, trên BĐ2: 0,2m.
    Từ đêm nay, lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có khả năng lên.

  • Báo Đà Nẵng: Sáng nay 15/10, trên khắp các tuyến đường Đà Nẵng, cây xanh bật gốc, đổ, gãy, nằm la liệt. Dây điện rơi xuống căng ngang nhiều tuyến đường. Tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành gió vẫn lớn và quất liên hồi. Mái tôn nhiều nhà bị bốc tung. Toàn thành phố bị cúp điện. Lực lượng dân quân, công an, quân đội… đang chia làm nhiều tốp, túc trực trên khắp các tuyến đường để hướng dẫn, hỗ trợ người dân.

  • Hình ảnh cây xanh đổ, gẫy trên đường Yên Báy, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng vào sáng nay. Ảnh: Báo Đà Nẵng
  • Cây gẫy đổ, bật gốc trên đường Lê Duẩn, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

     

  • Báo Đà Nẵng: Theo thông tin ban đầu, bão số 11 đã làm 7 người bị thương trong đó có 4 người ở quận Ngũ Hành Sơn, 1 người Sơn Trà, 2 người ở huyện Hòa Vang bị thương nặng. Các trường hợp bị thương này hiện đã được đưa đi cấp cứu.

  • PV Hàn Giang tại Đà Nẵng:

    Sở chỉ huy tiền phương tại Đà Nẵng đã thức trắng đêm chống bão cùng nhân dân, sáng nay đã vào họp. Theo thông tin mới nhất mới nhận được, chưa có thương vong về người trong cơn bão số 11 nhưng đã có gần 10 người bị thương.

  • Trụ điện đúc bằng bê tông bị gãy ngang trên đường Lê Duẩn, quận Hải Châu, Đà Nẵng. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

     

  • Báo Đà Nẵng: 95% phụ tải ở TP Đà Nẵng mất điện, nhiều nơi mất liên lạc.

  • Đường Bạch Đằng, quận Hải Châu cũng chung tình trạng với các tuyến đường khác ở TP Đà Nẵng với cảnh hàng loạt cây xanh bật gốc, gãy, đổ nằm la liệt khắp nơi. Ảnh: Báo Đà Nẵng

     

  • Dự báo về hướng đi của cơn bão số 11 từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương.
  • PV Hà Thương tại Quảng Trị:

    Tại Quảng Bình, hiện có mưa to và gió cấp 5 - 6, ngoài đường rất ít người đi lại. Vào khoảng 4h sáng nay, TP.Đồng Hới mất điện cho đến gần 8h mới có lại. Trong khi đó, theo PV An Kỳ tại Huế, nhiều tuyến đường đã bị nước lũ cô lập. Ảnh: An Kỳ.

     

     

     

     

     

  • Do ảnh hưởng của bão, đảo Lý Sơn có gió giật cấp 11, đảo Cồn Cỏ cấp 9, Khe Sanh (Quảng Trị) cấp 10, Thuận An (Thừa Thiên - Huế) cấp 9, Nam Đông (Thừa Thiên - Huế) cấp 9, TP. Đà Nẵng cấp 10, Tam Kỳ (Quảng Nam) cấp 10, Hội An (Quảng Nam) cấp 11.

     

  • Lúc 6h sáng nay 15/10, vùng tâm bão đã đổ bộ vào khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 11, cấp 12.

     

  • Báo Tuổi Trẻ: Tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn đi ngang quận Liên Chiểu, Đà Nẵng đang bị ách tắc hoàn toàn do có một đường ray khoảng 100m bị cây xanh và cột điện ngã chắn ngang.

  • Gió thổi rách cả những cụm tôn che tường ở quận Liên Chiểu. Ảnh: Tuổi Trẻ.

     

  • Sáng nay, lực lượng chức năng TP Đà Nẵng đã đi dọn cây bị ngã chắn ngang đường. Ảnh: Báo Đà Nẵng.
  • PV Hàn Giang tại Đà Nẵng:

    Đến 8h sáng nay, hầu hết người dân Đà Nẵng vẫn chưa dám ra đường vì bão đang gây gió mạnh và mưa rất to. Các tuyến xe khách Bắc - Nam đi qua Đà Nẵng cũng phải tạm dừng lại trong bến để đảm bảo an toàn.

  • Đường Nguyễn Tất Thành, TP Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 11. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

     

  • Gió thổi bay cả những bờ rào bằng gạch kiên cố. Ảnh: Hàn Giang.

  • PV Bàn Thạch tại Quảng Nam: 

    Từ tối qua đến sáng nay (15/10), tại địa bàn tỉnh Quảng Nam xuất hiện gió mạnh, mưa lớn làm nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước, giao thông bị ách tắc cục bộ. Sáng sớm nay dù mưa rất lớn, gió rất to, nhưng PV đã có mặt tại các điểm ảnh hưởng của cơn bão số 11 để ghi lại những hình ảnh thiệt hại đầu tiên tại địa phương này. Rất nhiều cây cối ngã đổ, nhà cửa bị tốc mái, nhiều tuyến đường từ trung tâm TP.Tam Kỳ xuống vùng ven biển Tam Thanh bị tê liệt hoàn toàn. Dọc bãi biển từ huyện Núi Thành ra đến huyện Điện Bàn sóng cao từ 2 - 3m. Nước biển, sông bắt đầu dâng cao gây ngập lụt nhiều nơi. 

  • Những thiệt hại ban đầu tại Quảng Nam. Ảnh: Bàn Thạch.

     

  • Trong ngày 15/10, Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) sẽ hoãn 8 chuyến bay đi - đến Đà Nẵng từ Hà Nội và TP.HCM có thời gian khởi hành trước 10h. Cụ thể: Đường bay giữa TP.HCM - Đà Nẵng: hoãn 4 chuyến; Đường bay giữa Hà Nội - Đà Nẵng: hoãn 4 chuyến.

  • Báo Tuổi Trẻ: Mực nước của các sông ở khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng đã lên mức báo động 3, do vậy, cảnh sát giao thông hiện vẫn cấm xe tuyến quốc lộ 1A đoạn Quảng Nam - Thừa Thiên - Huế.

  • Nhiều tuyền đường tại Quảng Nam bị ngập nặng. Một ngôi trường của xã Duy Châu, huyện Duy Xuyên bị hư hại nghiêm trọng. Ảnh Bành Thạch - Nguyễn Viết Tấn.


     

  • PV Bàn Thạch: Bão số 11 làm 2 người chết, 22 chiếc ghe bị chìm. 

    Theo thống kê mới nhất đến 9h sáng 15/10, bão số 11 đã làm 2 người dân ở tỉnh Quảng Nam chết và 22 chiếc ghe bị chìm. Hàng nghìn ngôi nhà, trường học bị tốc mái, sập hoàn toàn và chìm sâu trong nước. Cây cối gãy đổ nằm ngổn ngang, gây ách tắc giao thông trên các tuyến đường, đặc biệt tại TP.Tam Kỳ. Tại P.An Sơn, TP.Tam Kỳ, nhiều nhà dân sống ven sông Bàn Thạch đã bị cây cổ thụ gãy đè lên mái nhà vô cùng nguy hiểm, may mắn là người dân đã chạy thoát ra ngoài kịp.

    Tại Tp.Hội An các tuyến đường cũng bị chìm sâu trong nước. Nhiều nhà dân bị hư hỏng nặng nề. Gió mạnh cuốn cả người đi đường và xe máy nên đến 9h sáng nay người dân vẫn chưa dám bước ra khỏi nhà. Theo ghi nhận, tại các xã Tam Phú, P.An Phú (TP.Tam Kỳ) và một số khu vực các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Tiến của huyện Núi Thành chìm sâu trong nước. Người dân bị cô lập hoàn toàn. 


  • Cổng vào Ngân hàng Eximbank bị đẩy bật ngược trên đường Trần Phú, TP Đà Nẵng. Ảnh: Báo Đà Nẵng.

     

  • "Trên khắp các tuyến đường Đà Nẵng, cây xanh bật gốc, đổ, gãy, nằm la liệt. Dây điện rơi xuống căng ngang đường. Tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành gió vẫn lớn và quất liên hồi. Mái tôn nhiều nhà bị bốc tung.

    Đến sáng nay, nhiều nơi trong TP Đà Nẵng vẫn bị cúp điện. Lực lượng dân quân, công an, quân đội… đang chia làm nhiều tốp, túc trực trên khắp các tuyến đường để hướng dẫn, hỗ trợ người dân", PV Hàn Giang cho biết.
  • Báo Quảng Nam: Đã có 21 tàu thuyền của ngư dân bị sóng đánh chìm khi neo đậu trú bão, trong đó, có 16 tàu thuyền ở khu neo đậu An Hoà (Núi Thành), Tam Quang 4, Cù Lao Chàm 1.

  • PV Hàn Giang:

    Theo thông tin vừa nhận được cách đây ít phút, lúc 5h30 sáng nay, bão số 11 đã làm đổ nhà thờ họ Đặng ở phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). 5 người đang trú bão trong nhà thờ bị thương. Ngay lập tức, BCH quân sự TP Đà Nẵng đã điều xe thiết giáp vượt qua mưa bão đưa 5 nạn nhân đến bệnh viện để cứu chữa. 

    Hiện cơn bão số 11 vẫn chưa tan, gió rất mạnh, nhiều lúc giật cấp 12, 13.

     

  • Ở Quảng Nam, dọc quốc lộ 1A nước dâng cao. Ảnh: Báo Quảng Nam.

     

  • Một số khu vực vùng ven Tam Kỳ, Quảng Nam nước đã ngập sâu. Ảnh: Báo Quảng Nam.

  •  

    PV Bàn Thạch:

    Theo thống kê sơ bộ, tại huyện Điện Bàn (Quảng Nam) đã có 3.000 ngôi nhà bị tốc mái, 170 ngôi nhà sập đổ hoàn toàn, 2 người chết. Toàn tỉnh có đến 8.000 ngôi nhà bị tốc mái và sập do cơn bão số 11 quét qua.

  • Ô tô trong showroom bị hư hỏng ở TP Đà Nẵng. Ảnh: VOV.

     

  • Showroom ô tô ở Đà Nẵng bị gió đập vỡ kính. Ảnh VOV.

     

  • VOV: Từ nửa đêm 15/10, tại Đà Nẵng gió giật rít liên hồi và kèm theo mưa lớn. Tại trụ sở UBND TP Đà Nẵng, Văn phòng Ban Chỉ đạo tiền phương đối phó bão số 11 gồm 2 lớp cửa, tường dày đến nửa mét nhưng vẫn nghe tiếng kính đập ầm ĩ, tôn bay trắng đường. Ngay trong sân UBND TP Đà Nẵng, nhiều tấm kính to từ phía trung tâm hành chính mới xây dựng bay qua tận đây. Nước sông hành tràn lên tận bờm đường Bạch Đằng và sân UBND thành phố.

  • Hình ảnh tại Đập Đá (Huế) do bạn đọc Nguyễn Hoàng gửi về:

     

  • Ảnh ở đường 2/9 ở Đà Nẵng do bạn đọc Kha Lê gửi về tòa soạn:

     

Nhóm PV

Bạn có thể quan tâm