Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tương lai ngân hàng ra sao?

Các nhà kinh tế học như Schumpeter và Gerschenkron từng cho rằng ngân hàng có vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển kinh tế.

Tầm quan trọng của ngân hàng đầu tư trong việc dẫn dắt nguồn quỹ của nhà đầu tư chuyên nghiệp vào ngành sản xuất ngày càng tăng trong nghị trình chính trị, vì các ngân hàng tiết kiệm thời kỳ đầu sau khi nhận tiền gửi từ hộ gia đình thường làm thất thoát do gian lận hay tham gia các kế hoạch kiếm tiền đầy rủi ro và do đó bị các quy định buộc phải đổ tiền mua trái phiếu chính phủ.

Khi chỉ cấp phép hạn chế cho vài ngân hàng đầu tư, chính phủ đã trao cho họ độc quyền để điều phối sự mở rộng của các ngành nghề liên quan, và thu được lợi nhuận đủ lớn để hấp thụ rủi ro cao. Vai trò đặc biệt của ngân hàng trong quá trình phát triển đã được nhiều nhà kinh tế học giữa thế kỷ 20 thừa nhận, trong đó đáng chú ý là Joseph Schumpeter (1934) và Alexander Gerschenkron (1962).

Ngan hang anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Ono Kosuki/Pexels.

“Vấn đề ngân hàng” nảy sinh vì khi thế kỷ 20 dần trôi qua, vai trò của ngân hàng đối với phát triển kinh tế ngày càng giảm dần trên lý thuyết và cả thực tế - trong khi khả năng tạo doanh thu và lợi nhuận thông qua các hoạt động được chi trả bởi hộ gia đình, doanh nghiệp, và chính phủ, lại gia tăng một cách ổn định.

Một khu vực đang phát triển mạnh mẽ trong nền kinh tế vào giữa thế kỷ 20 đã không được tính đến trong tài khoản quốc gia. Các nhà kinh tế học (như Schumpeter và Gerschenkron) từng trao cho ngân hàng vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển kinh tế lại bày tỏ rất rõ ràng rằng nó đạt được thành tựu này là nhờ khai thác một phần lợi thế độc quyền, thu tiền thuê và cả lợi nhuận.

Quan điểm chính thống, lúc này, vẫn tiếp tục xem ngân hàng là người trung gian thu phí kết nối người mua và người bán (hay người vay và người gửi tiền), tạo ra thu nhập bằng cách trích lại giá trị của người khác chứ không tự mình tạo ra.

Thực tế ngày nay, nếu chúng ta áp dụng công thức tính giá trị cộng thêm (tiền lương trừ lợi nhuận), ta sẽ thấy lĩnh vực tài chính, thay vì đóng góp 7,2% GDP vào nền kinh tế Anh và 7,3% GDP vào nước Mỹ (theo số liệu tài khoản quốc gia năm 2016), hóa ra có mức đóng góp cho đầu ra bằng 0, thậm chí là số âm. Theo thước đo này thì căn bản nó hoàn toàn phi sản xuất đối với xã hội.

“Vấn đề ngân hàng”, do đó, đưa ra một điểm bất thường cho các chuyên gia kế toán quốc gia. Theo truyền thống, ngân hàng thương mại và hầu hết ngân hàng đầu tư tạo ra thu nhập từ chênh lệch lãi suất: họ nhận được lãi suất cao hơn trên những khoản tiền đem cho khách hàng vay so với lãi suất họ chi trả cho nguồn quỹ họ vay từ người khác.

Chênh lệch lãi suất này được biện minh bằng nhiều góc độ bổ sung cho nhau. Ví dụ, có người gọi đó là “phần thưởng cho sự chờ đợi”, bù đắp cho người cho vay vì không thể tận hưởng tiền của mình ngay lập tức vì họ đã cho phép người khác dùng mất rồi. Nó còn là phần thưởng vì đã dám chấp nhận rủi ro.

Nếu tiền không đem ra dùng ngay lúc này, nó có thể tạo ra hiệu dụng thấp hơn sau này: nếu, ví dụ, những người dùng nó lúc này có thể làm mất một phần hay toàn bộ số tiền, hay nếu sức mua của nó bị bào mòn do giá hàng hóa tăng lên hay tỉ giá giảm xuống. Trừ phi đem tiền cất trong cạp quần, tất cả số tiền chưa được tiêu dùng thường được mang cho người khác vay mượn, nhưng lại không hề được đảm bảo rằng tiền cho mượn hôm nay sẽ được trả lại toàn bộ và đúng hẹn về sau.

Người mượn tiền có thể làm mất tiền do kinh doanh thua lỗ, hay chỉ đơn giản là muốn cướp tiền nên không chịu trả lại. Do đó, không thể nói lãi suất là “cắt cổ”, nó chỉ là phần thưởng dành cho người cho vay vì dám chấp nhận rủi ro không bao giờ nhìn thấy lại tiền của mình nữa. Rủi ro này càng cao thì càng biện minh cho lãi suất cao họ đặt ra.

Mariana Mazzucato/NXB Trẻ

SÁCH HAY