Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tung bay áo dài thiếu nữ trên đường phố Sài Gòn xưa

Cuốn sách "Sài Gòn: Những biểu tượng" chọn ra các biểu tượng Sài Gòn từ những điều bình dị nhất, trong đó có con người Sài Gòn và cuộc sống của họ trên những nẻo đường, góc phố.

ao dai tren duong pho sai gon anh 1
Đâu mới là biểu tượng của Sài Gòn? Liệu có phải chỉ các công trình lớn? Cuốn sách Sài Gòn: Những biểu tượng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó từ hơn 20 tác giả nhiều thế hệ, bao gồm: Nguyễn Tường Bách, Huỳnh Như Phương, Du Tử Lê, Nguyễn Vĩnh Nguyên, Phan Triều Hải, Hà Quan San, Trần Lê Sơn Ý, Khải Đơn... Mỗi người một góc nhìn về một khía cạnh đáng nhớ của Sài Gòn. Và trên tất cả, dù gắn với địa danh hay nơi chốn nào, chân dung con người Sài Gòn hiện lên rõ nét. Bức ảnh cô gái Sài Gòn đi xe đạp mặc áo dài trước năm 1975 này được dùng minh họa cho bài "Ngày-hôm qua, Tôi-hôm qua, Em-hôm qua" của tác giả Lưu Vĩ Lân.
ao dai tren duong pho sai gon anh 2
Danh ca Khánh Ly trong tà áo dài đứng hát bên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Quán Văn, Đại học Văn khoa Sài Gòn vào năm 1967. Đại học Văn khoa Sài Gòn cũng là nơi tập hợp nhiều trí thức tiêu biểu của miền Nam trước 1975.
ao dai tren duong pho sai gon anh 3
Khánh Ly, Lệ Thu và Thái Thanh - những danh ca một thời của Sài Gòn - quyền quý trong tà áo dài. Đêm Sài Gòn và tiếng hát của những nàng thơ này là một phần biểu tượng Sài Gòn trong mắt của nhà thơ xa xứ Du Tử Lê.
ao dai tren duong pho sai gon anh 4
Ca sĩ Thanh Thúy với mái tóc dài buông xõa bên một bức tranh vẽ mỹ nhân huyền thoại Elizabeth Taylor. Du Tử Lê viết: "Nếu là người ái mộ tiếng hát liêu trai Thanh Thúy và chuyện tình tuyệt vọng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn,... thì bạn phải lên lầu hai, phòng trà Đức Quỳnh, để nghe Thương nhớ một người do chính linh hồn của ca khúc ấy - Thanh Thúy - diễn tả".
ao dai tren duong pho sai gon anh 5
Ban hợp ca Thăng Long lẫy lừng của Sài Gòn và nhạc sĩ Phạm Duy. Du Tử Lê gọi những phòng trà khuya với những "tiếng hát như phi tiễn" là "địa đạo" văn hóa nghệ thuật của Sài Gòn.
ao dai tren duong pho sai gon anh 6
Ca sĩ Kiều Loan hát tại phòng trà Tự Do năm 1967. Các phòng trà nổi tiếng thời bấy giờ bao gồm: Tự Do, Hòa Bình, Cộng Hòa, Đức Quỳnh, Đêm Màu Hồng...
ao dai tren duong pho sai gon anh 7
Sài Gòn xưa có nhịp sống chậm, phụ nữ ăn diện và kiểu cách khi ra đường. Đây là một phút nhàn nhã trên vỉa hè đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) vào năm 1961. Ảnh: Tạp chí Life.
ao dai tren duong pho sai gon anh 8
Các nữ sinh áo dài trắng thướt tha đi qua cổng trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, ngôi trường với những người thầy giàu tính nghệ sĩ đã truyền cảm hứng yêu văn chương, yêu nghệ thuật cho nhiều thế hệ học trò.
ao dai tren duong pho sai gon anh 9
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và Nguyễn Xuân Hoàng, thầy giáo dạy Văn ở trường Trung học Trường Sơn, Sài Gòn. Ông yêu nhạc Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, cũng như triết lý của Thích Nhất Hạnh. Ký ức về những người thầy, trong đó có thầy Hoàng, được tác giả Huỳnh Như Phương ghi lại.
ao dai tren duong pho sai gon anh 10
Một nữ tiếp viên hàng không của hãng Air Viet Nam - hãng hàng không đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - dẫn hành khách ra máy bay. Trang phục là áo dài thắt eo với găng tay trắng. Bà Đặng Tuyết Mai, một giai nhân nổi tiếng của Sài Gòn và là phu nhân tướng Nguyễn Cao Kỳ, cũng từng là tiếp viên hàng không của Air Viet Nam.
ao dai tren duong pho sai gon anh 11
Những ông bố bà mẹ tay xách nách mang, bồng bề con cái bước xuống từ một chuyến bay về Sài Gòn của hãng Air Viet Nam.
ao dai tren duong pho sai gon anh 12
Người Sài Gòn xưa cũng có văn hóa đọc sôi nổi ngay từ lứa tuổi thiếu nhi. Trong ảnh là nhà văn Đỗ Phương Khanh, người quản lý nhiều nhà in như Việt Liên, Trường Sơn và Nhật Lam, sau đó là việc in ấn của Nhà sách Khai Trí. Bà đang giới thiệu báo Thiếu Nhi với độc giả nhỏ tuổi.
ao dai tren duong pho sai gon anh 13
Trẻ em đọc báo Thiếu Nhi  bên một sạp sách báo ở Sài Gòn. Tờ báo có định hướng "vừa giải trí, vừa giáo dục" với các mục như Lá thư chủ nhiệm, Gương danh nhân, Nhân vật lịch sử, Tò mò tìm hiểu, Em học vẽ, Em học nhạc, Truyện ngắn, Truyền dài...
ao dai tren duong pho sai gon anh 14
Số Đặc biệt Trung thu: Kỷ niệm Đệ nhị Chu niên của báo Thiếu Nhi. Đã có 136 kỳ báo Thiếu Nhi ra đời từ năm 1971 đến 1975. Ảnh: Tư liệu Phạm Công Luận.
ao dai tren duong pho sai gon anh 15
Nhiều hình ảnh và câu chuyện khác về Sài Gòn được đăng tải trong cuốn sách Sài Gòn: Những biểu tượng do Phanbook và NXB Văn hóa Văn nghệ ấn hành trong tháng 7/2018.

Sài Gòn xưa qua những tấm bưu ảnh sưu tầm lên đến 7.000 USD

Khoảng 20 nhà sưu tầm trong ngoài nước đã cung cấp 1.500 bức ảnh, chủ yếu là các tấm bưu ảnh, để chọn lọc ra 300 tấm đưa vào cuốn sách ảnh "Di sản Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh".

Cận cảnh 'Cô Ba Sài Gòn' từng đoạt ngôi hoa hậu áo dài đầu tiên

Cuốn "Di sản Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh" của Tạp chí Xưa và Nay tập hợp 300 bức ảnh quý hiếm trong 10 năm sưu tập. Sách được đề cử Sách đẹp của giải Sách Quốc gia 2018.


Mi Ly

Ảnh: Tư liệu & Phanbook

Bạn có thể quan tâm