Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tục cúng tống ôn, đuổi dịch bệnh của người Nam kỳ xưa

Xuất phát từ quan niệm dịch bệnh là do quan Ôn gây ra, muốn tránh khỏi nạn dịch thì phải tìm cách xua đuổi những Ôn thần, đã hình thành nên lệ “tống ôn, tống quái” ở Nam kỳ.

Ngày xưa những năm thời tiết khắc nghiệt, trong nước xảy ra các nạn hạn hán, bão lụt thì sau đó thường kéo theo các loại dịch bệnh (còn được gọi là ôn dịch), khi trình độ y học chưa phát triển, do mỗi khi nhiễm bệnh thì người bệnh khó thoát khỏi cái chết và chết rất nhanh nên người ta cho rằng các loại bệnh dịch mang tính tâm linh. Người xưa tin rằng ôn dịch là loại bệnh do quan Ôn (một loại quan ở âm phủ coi về việc làm bệnh thời khí) đi bắt lính về làm sưu dịch ở cõi âm nên thường khi bị bệnh, người dân thường cầu cúng hơn là dùng thuốc để nhờ vả vào các lực lượng siêu nhiên che chở. Điều này dẫn đến việc hình thành nên những nét đặc biệt trong xã hội, trong đó có tục cúng tống ôn.

Tuc cung tong on anh 1

Cúng tốn ôn tại Miếu bà Chúa xứ (Cần Thơ)

Trước tiên, xin điểm qua một vài trận đại dịch đã từng diễn ra trong lịch sử nước ta:

- Năm Canh Thìn (1820), một trận dịch tả rất lớn khởi phát từ Xiêm La, qua Chân Lạp rồi truyền vào nước ta ở Hà Tiên lan dần ra Bắc. Trận dịch bắt đầu từ mùa thu, qua mùa đông. Đây là lúc ở Nam kỳ đang vào mùa mưa nên dịch bệnh lây lan nhanh chóng, làm chết rất nhiều người. Theo thống kê sau trận dịch, cả nước chết 206.835 người.

- Đến năm Bính Tuất (1826), ở Gia Định lại bị một trận đại dịch khác hoành hành từ tháng 7 đến tháng 11 (âm lịch), tức là cũng vào mùa mưa, làm chết hơn 18.000 người.

- Năm Giáp Ngọ (1834), lại một trận đại dịch xảy ra ở Hà Tiên làm chết rất nhiều dân và quân binh. Đại Nam thực lục cho biết: “Tỉnh Hà Tiên có bệnh dịch. Quân và dân nhiều người bị nhiễm bệnh. Sai quan tỉnh vát thầy thuốc đến điều trị. Những biền binh trú phòng, có ai chết, thì những người do Kinh phái đi và những người từ Bình Thuận trở ra Bắc đều cho tiền tuất gấp đôi; người ở 6 tỉnh Nam Kỳ, mỗi người cấp 3 quan”.

- Năm Kỷ Dậu ( 1849), miền Tây Nam Bộ lại bị một trận đại dịch tả kinh hoàng làm chết vô số người. Cũng trong Đại Nam Thực Lục viết: “ tháng 12, các tỉnh Bình Định, Vĩnh Long, Định Tường, … lệ khí(tức bệnh dịch)lại phát ra, tỉnh Vĩnh Long, Quảng Bình nhiễm lệ khí rất nặng (tỉnh Vĩnh Long có hơn 43.400 người chết”.

- Năm Mậu Thìn ( 1928), Nam kỳ lại thêm một trận bão lớn và sau đó bệnh dịch tả lại hoành hành.

Bởi theo quan niệm dịch bệnh là do quan Ôn gây ra, thế nên muốn tránh khỏi nạn dịch thì phải tìm cách xua đuổi những Ôn thần ấy ra khỏi làng xóm. Từ đó hình thành nên lệ “tống ôn, tống quái” và tục “thả bè chuối” rất thịnh hành ở khắp Nam kỳ.

Tuc cung tong on anh 2

Tụng kinh cầu an trong lễ cúng tống ôn.

Đình làng Tường Khánh (Long An) có lệ cúng Kỳ Yên hằng năm vào ngày 14 và rằm tháng giêng âm lịch. Trong lễ cúng, ngoài việc tổ chức xây chầu, hát bội, còn có tục cúng tống Ôn hoàng dịch lệ, cầu cho dân làng mạnh khỏe tránh khỏi thiên tai dịch họa, đặc biệt là bệnh thời khí. Rạng ngày 16, có thầy pháp làm lễ Tống ôn. Người ta kết bè chuối, cắm cờ ngũ sắc cùng lễ vật để thả xuống sông, gọi là tiễn thần Ôn hoàng dịch lệ đi nơi khác.

Ở làng Mỹ Trà (nay thuộc thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp) ngày xưa, vào 16 tháng Giêng hàng năm, đúng ngọ (12 giờ trưa), hương chức làng cùng nhân dân cũng làm lễ tống ôn (còn gọi là Tống gió). Trong lễ, thầy pháp vẽ mặt, xỏ xuyên quai, cầm siêu, ngồi nghinh, hò hét, bắt ấn, áp tống gió bằng đường thủy. Một chiếc bè chuối được thả ra sông cái. Trên bè có nhiều hình nhơn (tượng trưng cho thần Ôn dịch) và các vật dụng, thức ăn như: mân thau, nồi đồng, cà ràng, củi, gạo, muối, gà, vịt, thủ vĩ , rượu, á phiện…mọi người cố gắng đẩy bè chuối trôi ra khỏi ranh giới làng với ngụ ý trục xuất các Ôn thần gieo rắc tai họa, dịch bệnh đi nơi khác.

Trong lễ tống ôn, nhiều nơi có một tiết mục khá ồn ào đó là thầy pháp và dân làng giống trống, gõ mỏ, hoặc khua nồi, nêu, xoong, chảo thật lớn. Cả làng la ó, reo hò như đuổi bắt kẻ trộm cướp, rượt chạy đến bờ sông để xua đuổi ôn dịch. Vì theo người xưa, ôn dịch rất sợ tiếng ồn ào, náo động nên phải dùng hành động trên làm cho chúng hoảng sợ bỏ chạy, không dám trở về làng gây hại nữa. Đây cũng là một trò vui trong kỳ lễ đầu năm.

Vi sao phu nu can di lam? hinh anh

Vì sao phụ nữ cần đi làm?

0

Ở góc độ xã hội: Một tập thể có sự đa dạng về giới, tức là nếu có thêm phụ nữ, thì sẽ giúp tập thể đó có được nhiều góc nhìn đa chiều hơn.

Nguyễn Thanh Thuận

Bạn có thể quan tâm