Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Từ tháng 4 có thể thiếu điện vì khan nguồn cung than

Do lượng than cung cấp thiếu và tồn kho ở mức thấp nên đến cuối tháng 3, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát.

Ngày 30/3, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) thông tin về tình hình sản xuất nhiệt điện. Theo đó, tình hình cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện của EVN gặp nhiều khó khăn và thiếu hụt rất lớn so với hợp đồng cung cấp than đã ký.

Trong quý I, tổng lượng than đã được cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện của EVN là 4,49 triệu tấn trên tổng số 5,85 triệu tấn theo hợp đồng đã ký (tương ứng tỷ lệ 76,76%).

Như vậy, lượng than được cung cấp đã thiếu hụt 1,36 triệu tấn so với khối lượng trong hợp đồng. Do lượng than cung cấp thiếu và tồn kho ở mức thấp nên đến cuối tháng 3, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát.

Cụ thể, các nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 hiện nay chỉ đủ than vận hành một tổ máy ở mức 60-70% công suất. Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng chỉ đủ than vận hành cho một trong 4 tổ máy.

thieu than san xuat dien anh 1

Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2. Ảnh: Lê Hiếu.

Do đó, toàn hệ thống điện quốc gia thiếu hụt tới hơn 3.000 MW nhiệt điện than do thiếu than cho sản xuất điện.

EVN đánh giá nguy cơ thiếu than dẫn đến thiếu điện từ tháng 4 trở đi là rất hiện hữu.

Thời gian tới, nhất là vào thời điểm nắng nóng cao điểm của mùa khô, nhiệt điện than đóng một vai trò quan trọng cho đảm bảo cung cấp điện, đặc biệt là các tháng 4, 5, 6, 7 tại khu vực miền Bắc.

Doanh nghiệp khuyến cáo người dân và các khách hàng sử dụng điện thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện như tắt các thiết bị điện không cần thiết, tránh sử dụng nhiều thiết bị điện vào giờ cao điểm, sử dụng hợp lý điều hòa nhiệt độ...

Trước đó, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc đã có báo cáo Bộ Công Thương về việc cung cấp không đủ khối lượng than trong 2 tháng đầu năm theo hợp đồng đã ký.

Theo văn bản của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc không cung cấp đủ than cho sản xuất điện trong thời gian vừa qua là do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid-19 dẫn đến thiếu hụt nhân lực làm việc tại các mỏ than.

Bên cạnh đó, cuộc xung đột Nga - Ukraine trong những ngày từ cuối tháng 2 trở lại đây, khiến giá các loại nhiên liệu như dầu, khí, xăng và cả than ở nhiều thị trường quốc tế đã liên tục tăng cao.

"Việc vận chuyển nhiên liệu bằng các phương thức vận tải đều có nhiều khó khăn do các lệnh trừng phạt, kể cả các chuyến tàu biển vận chuyển than. Điều này không chỉ làm hạn chế khối lượng than lưu thông trên thị trường mà còn làm giá than quốc tế cũng đã tăng cao kỷ lục chưa từng có so với trước đây", doanh nghiệp này báo cáo.

Năm 2020, EVN lỗ hơn 1.300 tỷ đồng từ bán điện

Mặc dù lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh điện, nhưng thu nhập từ các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này đã giúp EVN lãi hơn 4.700 tỷ đồng trong năm 2020.

EVN 'than' phí mua điện tăng hơn 16.000 tỷ đồng

Đây là số chi phí mua điện tăng thêm của EVN trong 8 tháng đầu năm nay, trong bối cảnh giá nhiên liệu đầu vào tăng mạnh so với cùng kỳ, bao gồm cả giá than nhập và dầu.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm