Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Từ 2021, nhân viên được nghỉ việc không cần báo trước nếu bị sếp mắng

Đây là quy định mới được bổ sung về các trường hợp người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Quy định bổ sung trong Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực từ năm 2021 cho phép người lao động (nhân viên) được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước nếu người sử dụng lao động (thường gọi là sếp) có lời nói, hành vi nhục mạ, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự với người lao động.

Đây là quy định mới so với điều kiện để người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn tại Bộ luật lao động năm 2012.

Ngoài quy định mới này, Bộ luật lao động 2019 quy định cụ thể các trường hợp người lao động có quyền đơn phương nghỉ việc mà không cần báo trước như, không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc, hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp do điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty.

Trường hợp không được trả đủ lương, trả lương không đúng thời hạn (trừ trường hợp bất khả kháng) hoặc bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập, cưỡng bức lao động, người lao động cũng có quyền đơn phương chấm dứt công việc.

Các trường hợp người lao động được phép nghỉ việc không báo trước bao gồm: Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; lao động nữ mang thai; đủ tuổi nghỉ hưu; người sử dụng lao động cung cấp thông tin không đúng về công việc...

Ngoài ra, Bộ luật lao động 2019 còn quy định, người lao động theo hợp đồng xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do như hiện nay chỉ cần báo trước ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng đến 36 tháng. Trường hợp người lao động ký hợp đồng dưới 12 tháng, chỉ cần báo trước ít nhất 3 ngày làm việc.

So với quy định hiện tại, Bộ luật lao động 2019 bổ sung và làm rõ nhiều điều kiện giúp người lao động bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình công tác, làm việc theo hợp đồng lao động đã ký với người sử dụng lao động là công ty, doanh nghiệp chủ quản.

7-Eleven nợ lương nhân viên 4,5 triệu USD từ năm 2012

Các cựu nhân viên của 7-Eleven (Nhật Bản) đã bày bỏ sự bức xúc khi họ chưa nhận được tiền lương từ năm 2012. Theo ước tính, công ty nợ mỗi nhân viên khoảng 2,8 triệu yên.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm