Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TT Trump muốn sớm nới lỏng phong tỏa bất chấp rủi ro dịch bệnh

Tổng thống Trump đề cập khả năng sớm nới lỏng các biện pháp phong tỏa nhằm giải cứu nền kinh tế đang suy thoái, dù nhiều chuyên gia y tế cảnh báo dịch bệnh sẽ tái bùng phát.

"Chúng ta không thể để thuốc giải còn tệ hơn bản thân vấn đề. Khi kết thúc giai đoạn 15 ngày, chúng ta sẽ quyết định tiếp tục đi theo hướng nào", Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/3 đăng trên mạng xã hội Twitter, bóng gió về khả năng mở cửa lại nền kinh tế.

Trong khi đó, theo nhiều chuyên gia y tế, người dân Mỹ cần quyết liệt thực hành hạn chế tiếp xúc xã hội, ở nhà và cách ly với mọi người, bằng không số ca nhiễm virus corona sẽ vượt ngưỡng chịu đựng của hệ thống y tế.

Điều này đã xảy ra ở một số vùng tại Italy, khiến số ca tử vong tăng vọt.

Tuy nhiên, trước tác động kinh tế ngày một rõ cùng hàng triệu người mất việc làm, doanh nghiệp khốn đốn còn thị trường tài chính rơi tự do, nhiều ý kiến cũng cho rằng Mỹ cần sớm khôi phục hoạt động kinh tế bình thường.

"Cuộc sống mong manh và nền kinh tế cũng mong manh", ông Trump phát biểu tại cuộc họp báo ngày 23/3 ở Nhà Trắng về ứng phó dịch Covid-19, theo AP.

Trump can nhac som noi long phong toa anh 1

Tổng thống Trump cho biết sẽ nỗ lực giảm tốc độ lây lan virus trong 15 ngày tới. Ảnh: AP.

Chấp nhận đánh đổi để mở cửa kinh tế

Nhà lãnh đạo thừa nhận việc mở cửa trở lại sẽ có nhiều đánh đổi. Mặt khác, ông nhận định nếu các biện pháp phong tỏa kéo dài trong nhiều tháng, "có thể có nhiều chết chóc hơn bất kỳ điều gì chúng ta đang bàn luận liên quan đến virus", hãng tin AP thuật lại.

Những phát biểu này cho thấy nhà lãnh đạo Mỹ đang mất kiên nhẫn trước đại dịch, dù thời điểm này nước Mỹ vẫn chưa đạt đỉnh dịch.

Những ngày qua, tranh cãi diễn ra gay gắt giữa nhóm ủng hộ khôi phục hoạt động bình thường để tránh đại suy thoái, và phía còn lại là các chuyên gia y tế lo ngại việc không hành động quyết liệt sẽ chuốc lấy thảm họa và trả giá bằng mạng người.

Larry Kudlow, cố vấn kinh tế hàng đầu của Tổng thống Trump, ngày 23/3 nhấn mạnh ông không ủng hộ đóng cửa vì "cái giá phải trả về kinh tế đối với từng cá nhân là quá lớn".

"Tổng thống nói đúng. Thuốc giải không được tệ hơn căn bệnh, và chúng ta buộc phải chấp nhận một vài đánh đổi đầy khó khăn", ông trả lời trên Fox News.

Tổng thống Trump trong những tuần qua để cho các bác sĩ và chuyên gia y tế dẫn dắt nỗ lực ứng phó dịch Covid-19 của chính phủ, nhưng giờ đây ông bắt đầu thay đổi quan điểm. Nhà lãnh đạo cho rằng những bang có số ca nhiễm cao vẫn có thể tiếp tục siết chặt các biện pháp ứng phó, nhưng phần còn lại của đất nước cần trở lại hoạt động.

"Tôi không muốn điều này tiếp tục trong vài tháng", ông trả lời một câu hỏi tại buổi họp báo của Nhà Trắng về thời điểm chính phủ liên bang nới lỏng khuyến cáo hạn chế tiếp xúc xã hội cho người dân Mỹ.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) cũng đang xem xét đưa ra hướng dẫn mới, cho phép người làm những công việc "cơ sở hạ tầng quan trọng" trở lại làm việc nhanh hơn "bằng cách mang khẩu trang trong một thời gian nhất định", theo Phó tổng thống Mike Pence.

Stephen Moore, cựu cố vấn kinh tế của ông Trump, cũng cho rằng đã đến lúc chính phủ "bắt đầu xem xét xã hội đang trả giá những gì với tình trạng đóng cửa". Ông đề cập đến viễn cảnh hàng triệu người mất việc làm có thể kéo theo nguy cơ nhiều người rơi vào cảnh nghiện ngập rồi chết do sốc thuốc, hoặc mức tự tử gia tăng.

Ông kêu gọi các cộng sự cũ của mình mở cửa một cách có chọn lọc cho nền kinh tế, đồng thời hạn chế rủi ro về dịch bệnh thông qua xét nghiệm và các biện pháp như đo thân nhiệt.

"Không có giải pháp tốt nào hết. Tất cả chỉ là những giải pháp tồi tệ. Với tôi, giải pháp tồi tệ nhất chính là dừng toàn bộ nền kinh tế đất nước", Moore nhận định.

Trump can nhac som noi long phong toa anh 2

Vệ binh Quốc gia đưa nhu yếu phẩm vào khu vực cách ly tại New York. Ảnh: Reuters.

Nguy cơ sai lầm chết người

Một vài nhà kinh tế học cũng dự đoán nếu người Mỹ trở lại quá sớm, việc dịch bệnh bùng phát trở lại chỉ khiến cho suy thoái thêm trầm trọng. Tuy nhiên, thời gian cô lập quá lâu cũng kéo theo những chi phí cao hơn cho quá trình tái khởi động và duy trì tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Joe Brusuelas, chuyên gia kinh tế hàng đầu tại hãng tư vấn RSM, cho rằng dỡ bỏ các biện pháp hạn chế xã hội chỉ sau 15 ngày "có tiềm năng trở thành một sai lầm chính sách nghiêm trọng". Quyết định này sẽ dẫn đến các làn sóng thứ 2 và thứ 3 của dịch Covid-19, khiến tăng trưởng kinh tế chịu nhiều thiệt hại hơn biện pháp phong tỏa hiện nay.

Trong khi đó, chuyên gia y tế cộng đồng Lawrence Gostin, Đại học Georgetown, cảnh báo nếu chính sách hạn chế tiếp xúc xã hội kết thúc quá sớm, "Mỹ sẽ có thêm nhiều người chết và thị trường chứng khoán sẽ lại lao dốc". Dịch bệnh có thể bùng phát nhanh chóng trở lại một khi người dân khôi phục các hoạt động thường ngày như đi lại, làm việc và giao tiếp.

"Nếu chúng ta không kéo phẳng đường cong phát triển của dịch và hạn chế số người nhiễm, lượng ca bệnh lớn sẽ làm sụp đổ hoạt động kinh doanh", John Auerbach, Chủ tịch Quỹ Sức khỏe Mỹ, khuyên chính phủ Tổng thống Trump không nên xem nhẹ tác động của dịch bệnh lên nền kinh tế.

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một đồng minh thân thiết của Tổng thống Trump, cũng kêu gọi nhà lãnh đạo lắng nghe lời khuyên của các chuyên gia và quan chức y tế.

"Nền kinh tế không thể hoạt động cho đến khi chúng ta khống chế được virus. Đừng cố điều hành một nền kinh tế với các bệnh viện quá tải, y bác sĩ buộc phải dừng điều trị nhiều bệnh nhân vì không đủ sức giúp tất cả ca nhiễm, những bản tin đau lòng và hỗn loạn chiếu thường trực trong phòng khách nhà bạn, trên tivi, trên mạng xã hội và phơi bày khắp thế giới", ông Graham cảnh báo.

Điều gì giúp Trung Quốc đẩy lùi đại dịch Covid-19 Trung Quốc không có ca nhiễm nào trong nước mấy ngày gần đây sau khi nước này thực hiện các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của virus.

Hơn 40.000 ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ, ca tử vong vượt mốc 500

Cơ quan y tế Mỹ ngày 23/3 ghi nhận thêm hơn 100 ca tử vong vì nhiễm virus corona tại nước này. Đây là lần đầu tiên thống kê ca tử vong trong ngày của Mỹ đạt mức tăng 3 con số.

Làm ngơ khuyến cáo về 'Bệnh nhân số 1' khiến Mỹ lỡ nhịp chống dịch

Một số email bì rò rỉ cho thấy bang Washington đã làm ngơ trước khuyến cáo của một chuyên gia y tế và từ chối tiết lộ những nơi mà bệnh nhân Covid-19 đầu tiên từng ghé qua.

Lãnh đạo bang ở Mỹ giận dữ vì chính phủ chậm chi viện chống dịch

Việc số ca nhiễm tăng nhanh khiến các bệnh viện ở Mỹ rơi vào cảnh quá tải và thiếu hụt vật tư. Y bác sĩ thậm chí phải tái sử dụng khẩu trang hoặc dùng khăn trùm đầu thay thế.

Ong Trump nhan tin vui hinh anh

Ông Trump nhận tin vui

0

Kế hoạch tuyên án ông Trump trong vụ án hình sự ở New York sẽ không diễn ra vào tuần tới như dự kiến vì các luật sư của ông thúc đẩy bãi bỏ truy tố sau chiến thắng bầu cử.

Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm