Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TS Tô Nhi A đồng hành Prudential giúp mọi người 'giữ lửa' mối quan hệ

Theo Tiến sĩ Tâm lý học, giảng viên Tô Nhi A, những vết thương tâm lý, vấn đề trong quan hệ giữa người với người cần được hàn gắn ở cấp độ cá nhân lẫn cấp độ gia đình, cộng đồng.

Gánh nặng cơm áo gạo tiền, khoảng cách thế hệ khiến chúng ta dần rời xa người thân; cuộc sống bận rộn, những cuộc trò chuyện trở nên thưa dần và bạn “mất dấu” người thương hay đứa bạn thân thiết. Đây là những dấu hiệu cho thấy các mối quan hệ của bạn đang trong trạng thái bất ổn.

Thiếu chia sẻ, người thân liệu có còn thân?

Tại Việt Nam, thế hệ cha mẹ và con cái thường cách nhau từ hai đến ba thập kỷ - quãng thời gian đủ cho một lớp người trưởng thành. Trong khi quan điểm sống của các thế hệ được “nhào nặn” bởi bối cảnh xã hội, sự biến động trong tư duy “mới - cũ” khiến khoảng cách thế hệ dần bị kéo giãn, kéo theo những trục trặc không đáng có giữa các thành viên.

Prudential,  TS To Nhi A anh 1

Việc thiếu chia sẻ khiến phụ huynh lo lắng liệu trẻ có đang lo âu trước áp lực học tập hoặc tệ hơn là bị bắt nạt ở trường.

Chẳng hạn cha mẹ thường muốn con cái ổn định bởi từng nếm trải sự chua cay thời thế biến động, trong khi người trẻ khao khát tự do sống với điều mình muốn, dù lựa chọn đó - dưới góc nhìn của bậc sinh thành - đầy rẫy sự không ổn định. Đây cũng là lý do khái niệm “the generation gap - khoảng cách thế hệ” dần được định hình trong thế kỷ 21 và định vị rõ trong suy nghĩ của một bộ phận Millennials và Gen Z.

Guồng quay cuộc sống bận rộn cũng là một phần nguyên nhân khiến chúng ta ít dành thời gian cho người thân, thậm chí cảm thấy không muốn chia sẻ với cha mẹ hay vợ/chồng về những gì đang trải qua.

Không chỉ lo lắng đối phương bận tâm, bạn biết đây chưa hẳn là vấn đề họ có thể giải quyết. Theo TS Tô Nhi A, trong một số trường hợp, điều này xuất phát từ sự thiếu niềm tin. Dưới lăng kính tâm lý, khi dám “vạch trần” sự yếu đuối, chúng ta đặt lòng tự tôn của bản thân vào thế yếu. Do đó, nếu thiếu niềm tin ở đối phương, chúng ta thường chọn cách giấu riêng nỗi niềm thay vì mở lòng trò chuyện.

Prudential,  TS To Nhi A anh 2

Thiếu chia sẻ là yếu tố đẩy cả hai ngày càng xa nhau.

Soi chiếu dưới lăng kính chuyên môn, chuyên gia cho rằng việc đo lường tính ổn định - bất ổn định trong cuộc sống gia đình, đời sống hôn nhân vốn phụ thuộc nhiều phương diện. Trong đó, nhu cầu là khía cạnh quan trọng để “lượng giá” mối quan hệ, vì đây là cách con người được đáp ứng trực tiếp đòi hỏi cá nhân. Việc không được đáp ứng nhu cầu chia sẻ là một phần nguyên nhân nới rộng khoảng cách gần gũi, gây rạn nứt tình cảm.

“Không chỉ người trẻ mà người già cũng đối mặt với vấn đề thiếu chia sẻ. Thực trạng này đến từ việc hạn chế năng lực chia sẻ như khó diễn đạt vấn đề và trình bày rành mạch, phụ thuộc lịch sử mối quan hệ vì chưa từng tâm sự trước đó, tính ưu tiên trong việc chia sẻ - khoanh vùng đối tượng để kể câu chuyện phù hợp và cuối cùng là bối cảnh xã hội”, chuyên gia phân tích.

Trong một mối quan hệ, việc giao tiếp đúng cách giúp gỡ bỏ những nút thắt. Khi không dành đủ thời gian để giao tiếp, các bên gặp khó khăn khi thấu hiểu lẫn nhau. Cũng theo chuyên gia, việc dành thời gian để xây dựng mối quan hệ, đóng góp vào hoạt động chung không chỉ giúp cả hai thấu cảm, mà còn giúp đôi bên cảm thấy được tôn trọng.

“Mình còn cần nhau?” - thông điệp vì cộng đồng

Tâm lý học nhìn nhận việc tích tụ chồng chất những vấn đề không được giải quyết ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng mối quan hệ lẫn sức khỏe tinh thần các bên. Họ bị giới hạn sự tập trung, nảy sinh suy nghĩ phức tạp, thậm chí rối loạn tâm lý. Tất cả tạo nên tác động “chuỗi”, trong khi vấn đề gốc ngày càng lớn. Ở bình diện xã hội, việc tan vỡ giữa người với người có thể làm đứt gãy tính ổn định trong đời sống.

Gắn bó nhiều năm với lĩnh vực khoa học tâm lý, đồng thời là giảng viên chuyên môn đa nhóm ngành, TS Tô Nhi A nhận thấy một bộ phận gặp khó khăn khi làm việc với con người, chia sẻ với người thân hay chung sống cùng các thế hệ trong gia đình.

“Vướng mắc khiến mỗi người sống trong thế giới dằn vặt, nói nôm na là: Tôi không muốn rời xa mọi người, nhưng tôi không biết cách chung sống với mọi người”, vị chuyên gia phân tích.

Prudential,  TS To Nhi A anh 3

TS Tô Nhi A đồng hành Prudential lan tỏa thông điệp ý nghĩa.

Trên thực tế, TS Tô Nhi A cũng từng tiếp xúc nhiều trường hợp tan vỡ vì hai bên quá mệt mỏi. Sự mệt mỏi này vốn là mắt xích trong chuỗi vấn đề lớn, bởi chính họ chưa bao giờ sửa chữa vấn đề, không chấp nhận chữa lành mà “cắt bỏ”.

“Nhiều bố/mẹ đơn thân thừa nhận việc rời bỏ nửa kia là thỏa đáng, nhưng có không ít người tỏ bày sự tiếc nuối vì không tận lực. Họ thừa nhận nếu trở tay kịp lúc, sẽ không cô đơn ở quãng đường kế tiếp”, chị kể.

Đứng ở góc độ người trong cuộc, chuyên gia muốn mọi người nghiêm túc tự vấn về mối quan hệ xung quanh, qua lăng kính giản đơn: “Mình còn cần nhau hay không?”. Nỗi trăn trở của chị có phần tương đồng với vấn đề mà Prudential quan tâm - chăm sóc sức khỏe tinh thần người Việt, cũng là tiếng nói trọng tâm được gửi gắm trong chiến dịch “Mình còn cần nhau?”.

“Tôi có phần kỳ vọng vào chiến dịch bởi ‘cùng tần số’ và khai thác vấn đề trọng tâm trong ngành tâm lý học - chăm sóc đời sống tinh thần khỏe mạnh vì nhau, tức không chỉ vì bản thân”, vị tiến sĩ lý giải.

Từ kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn tâm lý, TS Tô Nhi A quyết định đồng hành cùng Prudential lan tỏa thông điệp đến mọi người, mọi lứa tuổi trên bình diện rộng. Thông qua bài đánh giá tâm lý trên nền tảng zingnews.vn/minhconcannhau và livestream tư vấn tâm lý chuyên sâu trên fanpage Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam, chuyên gia muốn góp sức để đánh động, giúp mỗi người nhìn nhận lại mối quan hệ hiện có, chỉnh sửa vấn đề kịp lúc.

Chuỗi nội dung về tâm lý “Mình còn cần nhau” do Prudential Việt Nam kết hợp TS Tâm lý học, giảng viên Tô Nhi A thực hiện. Mỗi bài viết là những chia sẻ về kiến thức tâm lý nhằm giúp các gia đình lắng nghe, thấu hiểu và có những hành động thiết thực duy trì hạnh phúc lâu bền. Độc giả xem thêm các bài viết tâm lý khác tại đây.

Giang Chi Anh

Bạn có thể quan tâm