Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

3 câu hỏi từ chuyên gia tâm lý học giúp bạn giải mã các mối quan hệ

“Bạn muốn gặp ai lúc này? Để làm gì? Vì sao bạn muốn làm điều đó?” - ba câu hỏi đơn giản trong bài kiểm tra tâm lý của Prudential tiếp sức để bạn giải mã mọi mối quan hệ.

Thông qua nền tảng zingnews.vn/minhconcannhau, Prudential đồng hành cùng Tiến sĩ Tâm lý học, giảng viên Tô Nhi A mang đến bài kiểm tra tâm lý được thiết kế cá nhân hóa, giúp mọi người đánh giá sự gắn bó trong mối quan hệ cá nhân.

Dưới góc độ khoa học tâm lý, TS Tô Nhi A nhận định nền tảng chuyên môn của bài trắc nghiệm đến từ tháp nhu cầu Maslow, thuyết giao tiếp liên nhân cách và tính gắn bó xã hội.

Từ bài test tâm lý ra đời dựa trên thuyết nhu cầu

Các câu hỏi trong bài trắc nghiệm mang tính chất khám phá nội tâm, với mức độ riêng tư tăng tiến, khuyến khích người thực hiện thoải mái mở lòng, đồng thời thỏa mãn mong muốn được thuộc về (sense of belonging) - bậc thứ ba trong tháp nhu cầu Maslow, cũng là nguồn cội cảm xúc “cần nhau”.

Giải thích rõ hơn, TS Tô Nhi A cho biết lý thuyết của Maslow nhằm tìm hiểu động lực của con người, dựa trên mô hình kim tự tháp nhu cầu gồm 5 bậc: Sinh tồn, an toàn, được thuộc về, được chấp nhận, được tôn trọng và thể hiện bản thân. Qua thuyết nhu cầu, chúng ta có thể lý giải sự gắn kết giữa các cá nhân dựa trên khía cạnh được thỏa mãn mong cầu, đáp ứng mong muốn.

TS Tô Nhi A dẫn chứng từ câu hỏi số 1: Bạn muốn gặp ai lúc này? Qua câu hỏi, nhà tâm lý có thể làm rõ hai khía cạnh: Đối tượng “ai” phản ánh mối quan hệ xã hội, sức nặng và độ tin cậy; định vị rõ nhu cầu của người thực hiện bài kiểm tra và sự gắn bó với đối phương.

Prudential,  minh con can nhau anh 1

Các câu hỏi được thiết kế trên nền tảng những lý thuyết mang tính “xương sống” trong đời sống tâm lý. Ảnh chụp từ website.

Song song, các câu hỏi cũng được nhìn nhận dưới góc độ thuyết giao tiếp liên nhân cách - lý thuyết của tâm lý học xã hội, nhằm định hình vai trò bản thân trong mối quan hệ. Đơn cử ở câu số 2, người thực hiện cần làm rõ vấn đề cấp bách muốn giải quyết với đối tượng “ai”.

“Lý do gặp gỡ là củng cố mối quan hệ hay muốn gặp vì cảm thấy không an toàn, cần giải quyết điều gì. Câu hỏi này phản ánh tính ưu tiên về vai trò trong mối quan hệ”, TS Tô Nhi A phân tích.

Ở câu hỏi cuối, việc kể vấn đề gì với “ai” phản ảnh tính chất và độ an toàn của mối quan hệ. Hoặc hiểu đơn giản hơn, đối phương là người có trách nhiệm cùng bạn giải quyết câu chuyện chung.

Để làm rõ, chuyên gia đưa ra trải nghiệm thiết thực trong mối quan hệ gia đình: “Khi gặp bố mẹ, con chọn kể chuyện này, nhưng khi gặp bạn lại thổ lộ chuyện khác. Tức là tùy đối tượng, con sẽ lựa chọn nội dung mang tính an toàn để chia sẻ”.

Prudential,  minh con can nhau anh 2

Bài kiểm tra tâm lý được thiết kế cá nhân hóa, giúp mọi người đánh giá sự gắn bó trong mối quan hệ cá nhân.

Theo TS Tô Nhi A, không chỉ là công cụ, bản chất của những bài trắc nghiệm tâm lý thỏa mãn mong mỏi rất “người” của chúng ta. Câu trả lời chính là những điều mà họ thực sự muốn người khác thấu hiểu.

Đến “lời giải” được cá nhân hóa

Dù vậy, nội tâm mỗi người vốn muôn màu muôn vẻ, mối quan hệ cá nhân theo đó cũng đa góc cạnh. Với phạm trù quá phức tạp, việc đơn giản hóa bằng “công thức” như bài trắc nghiệm tâm lý khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về tính cá nhân hóa trong câu trả lời và giải pháp.

Prudential,  minh con can nhau anh 3

Thông qua bài kiểm tra tâm lý của Prudential, người dùng có thể đánh giá chất lượng và độ gắn bó của mối quan hệ.

Giải đáp thắc mắc này, chuyên gia nhấn mạnh tất cả bài trắc nghiệm tâm lý đóng vai trò kênh thông tin để nhận diện vấn đề bên trong, do đó chỉ mang tính tương đối.

Với bài trắc nghiệm của Prudential, yếu tố cá nhân hóa thể hiện rõ ở các tầng thông tin. Ở mỗi tầng, người thực hiện phải đưa ra lựa chọn riêng dựa trên hành vi đối chiếu dữ liệu cá nhân. Việc đặt câu hỏi mở nhằm khai thác chiều sâu suy nghĩ yêu cầu người trả lời phải tự phản chiếu chính mình. Đơn cử ở câu hỏi số 1, từng cá thể lại có đối tượng muốn gặp khác nhau.

“Cũng cần làm rõ yếu tố cá nhân hóa trong các bài kiểm tra tâm lý không mang tính triệt để, bởi đây là lát cắt trong một vấn đề của vô số vấn đề mà người thực hiện bài test đang đối mặt. Ngoài ra, bài kiểm tra có thể không có đủ tất cả thông tin, tuy nhiên bạn có thể dừng lại ở cái gần đúng nhất”, TS nhấn mạnh.

Prudential,  minh con can nhau anh 4

Tiến sĩ Tâm lý học, giảng viên Tô Nhi A.

Cuối cùng, theo vị chuyên gia, điều quan trọng nhất của các bài kiểm tra tâm lý là “người tiếp cận được dẫn về đâu”. Lượng thông tin thu thập từ câu trả lời là nền tảng để lý giải và giúp người thực hiện nhìn thấy mọi ngóc ngách vấn đề mà trước đó chưa thấu tỏ. Dù vậy, các bài kiểm tra không thể định ra cho người trả lời giải pháp cụ thể, chi tiết. Giải pháp cuối cùng phải dựa trên chủ thể tâm lý, do chính họ tự thiết kế và mang tính cá nhân hóa.

“Chúng tôi đưa ra tình huống, mô tả gắn liền với thực trạng cuộc sống nhằm thiết kế bài test cùng giải pháp cá nhân hóa cao nhất có thể. Qua quá trình rà soát, người thực hiện có thể tìm thấy hình ảnh và câu chuyện cá nhân”, TS Tô Nhi A nói thêm.

Dưới góc độ khoa học tâm lý, bài trắc nghiệp là điểm khởi đầu tốt để ta hiểu thêm về bản thân lẫn người xung quanh. Nhưng sẽ khá vội vàng nếu “đóng khung” mối quan hệ dựa vào câu trả lời trong một mô hình có sẵn. Nhằm giúp độc giả có cái nhìn toàn cảnh và rõ nét, TS Tô Nhi A cùng KOL thực hiện livestream tư vấn tâm lý chuyên sâu trên nền tảng trực tuyến. Độc giả có thể theo dõi livestream trên fanpage Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam ngày 13/4.

Chuỗi nội dung về tâm lý “Mình còn cần nhau” do Prudential Việt Nam kết hợp TS Tâm lý học, giảng viên Tô Nhi A thực hiện. Mỗi bài viết là những chia sẻ về kiến thức tâm lý nhằm giúp các gia đình lắng nghe, thấu hiểu và có những hành động thiết thực duy trì hạnh phúc lâu bền. Độc giả xem thêm các bài viết tâm lý khác tại đây.

Giang Chi Anh

Bạn có thể quan tâm