Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trường Ấn Độ cắt tay áo nữ sinh để tránh gian lận thi cử

Một trường tại Ấn Độ đã bị cấm tổ chức thi sau khi các nhân viên dùng kéo và dao lam cắt ống tay áo của nữ sinh trước khi họ bước vào bài kiểm tra.

Đoạn video phát sóng trên kênh truyền hình Ấn Độ ghi lại cảnh các nhân viên của một trường ở bang Bihar dùng kéo và dao lam cắt rời tay áo nữ sinh trước khi cho phép họ bước vào phòng thi.

Theo AFP, nhiều nữ sinh phải mang theo những ống tay áo bị cắt vào phòng thi trong khi hàng chục cảnh sát đứng canh bên ngoài.

Sự việc dẫn đến những cuộc biểu tình bên ngoài các trung tâm thi cử khác và hàng loạt lời chỉ trích trên mạng xã hội.

phu nu An Do anh 1
Các nữ thí sinh với tay áo bị cắt rời đang thực hiện bài thi. Ảnh: Alamy.

"Mục đích của việc cắt tay áo là để bảo vệ các thí sinh," Lalan Prasad Singh, nhân viên phòng giáo dục của quận Muzaffarpur thuộc bang Bihar giải thích. Tuy nhiên, một cuộc điều tra vẫn được triển khai nhằm tìm ra người chịu trách nhiệm. "Ngôi trường này đã bị cấm tổ chức các sự kiện thi cử", ông phân trần với các phóng viên sau khi vấp phải sự phản đối quyết liệt.

Thông tin về những cuộc gian lận hàng loạt thường xuyên được đưa lên trang nhất của các báo khu vực miền Nam Ấn Độ. Gần 1.000 học sinh đã bị chính quyền bang Bihar đuổi học vào tháng 2 vì gian lận trong kì thi của trường. Vào tháng 2/2016, các ứng cử viên quân đội thuộc quận Muzaffarpur thậm chí còn phải thi tuyển trong bộ đồ lót.

Các nhà chức trách đồng thời bắt các thí sinh để giày ở ngoài phòng thi để ngăn chặn việc "tuồn" phao.

Ấn Độ: ‘Băng đảng’ gian lận hoạt động mạnh mùa thi cử

Mạng lưới gian lận thi cử kiếm lời dễ dàng từ sự tuyệt vọng của phụ huynh và học sinh tại Ấn Độ, nơi số lượng ghế ngồi trong giảng đường đại học và việc làm đều hạn chế.

Gian lận đưa nhiều học sinh Trung Quốc đến giấc mơ Mỹ

Bằng cách chen chân vào các kỳ thi và hoàn thành khoá học thay cho sinh viên, ngành công nghiệp "gian lận" ở khu vực Đông Á đang làm phá hỏng hệ thống giáo dục đại học Mỹ.

Ngọc Linh

Bạn có thể quan tâm