Trung Quốc và 'giấc mộng tái sinh' - Thế giới - ZNEWS.VN
Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc và 'giấc mộng tái sinh'

Tham vọng của Trung Quốc hiện nay là tìm cách kiến tạo lại quá khứ vinh quang, có nghĩa là thay đổi trật tự khu vực chứ không phải khẳng định trật tự hiện có.

Trung Quốc và 'giấc mộng tái sinh'

Tham vọng của Trung Quốc hiện nay là tìm cách kiến tạo lại quá khứ vinh quang, có nghĩa là thay đổi trật tự khu vực chứ không phải khẳng định trật tự hiện có.

Nhận định trên được John Lee, giảng viên tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế thuộc Trường Đại học Sydney - Úc và là học giả không thường trú tại Viện Hudson ở Washington DC - Mỹ, đưa ra trong bài phân tích đăng trên báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng ngày 2/3 với tựa đề Giấc mộng tái sinh của Trung Quốc.

Trung Quốc và "giấc mộng tái sinh".

Theo học giả John Lee, trong bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington mới đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khẳng định Tokyo sẽ không tha thứ bất cứ hành động gây hấn nào của Trung Quốc tại quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trước những động thái khiêu khích ngày càng tăng từ phía Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi hai bên bình tĩnh. Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thuyết phục Trung Quốc kiềm chế. Sự quyết liệt của Trung Quốc thể hiện qua các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ phản ánh tham vọng khai thác tài nguyên đáy biển hay cũng có thể vì muốn đạt được một chiến lược mở rộng cửa ngõ ra phía Tây Thái Bình Dương.

Khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949, mục tiêu của ông là thiết lập lại một Trung Quốc to lớn như ở triều đại nhà Thanh. Dĩ nhiên, thực tế nhà Thanh bị các cường quốc phương Tây tấn công là sự kiện mà giới chức Trung Quốc dường như không muốn thừa nhận. Mao Trạch Đông đã làm điều mong mỏi sau khi giải phóng hòa bình các nước cộng hòa Đông Turkestan (nay là Tân Cương) vào năm 1949 và giải phóng Tây Tạng năm 1950. Điều này giúp Trung Quốc tăng thêm hơn 1/3 diện tích ban đầu.

Kể từ đó, mỗi nhà lãnh đạo lên kế nhiệm đều theo đuổi tham vọng bành trướng lãnh thổ lớn hơn người tiền nhiệm. Chẳng hạn trước năm 1968, thời điểm công bố kết quả nghiên cứu cho thấy trữ lượng dầu mỏ rất lớn dưới đáy biển Hoa Đông nhưng Bắc Kinh hầu như chẳng để mắt tới Senkaku/Điếu Ngư. Hay như yêu sách đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích biển Đông chủ yếu dựa vào “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh đưa ra năm 2009. Tham vọng của Trung Quốc khiến học giả John Lee cho rằng Washington và Tokyo sẽ phải hạn chế các lựa chọn chiến lược và quân sự của Bắc Kinh.

Với lịch sử từng chi phối nhiều nước vào thời phong kiến, Trung Quốc dường như khó chấp nhận một giai đoạn bị các nước phương Tây đô hộ. Trong tranh chấp lãnh thổ với láng giềng, nếu Trung Quốc nhượng bộ sẽ bị giới chức ở chính nước này xem như một thất bại nhục nhã chứ không phải một bước đi nhằm duy trì ổn định lâu dài trong khu vực. Điều đó có nghĩa là Trung Quốc có khả năng sẽ bạo dạn hơn trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư, hầu mong thỏa mãn được tham vọng bành trướng của mình.

Theo Người Lao Động

Bài liên quan

Người Lao Động

Theo Người Lao Động

Bạn có thể quan tâm