Tại các cuộc gặp, giới chức hai nước đã thảo luận về các vấn đề liên quan tới Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, thường niên dự kiến diễn ra tại bang Goa của Ấn Độ trong tháng 10 tới.
Hai bên cũng đề cập tới nỗ lực của New Delhi gia nhập Nhóm các nhà cung cấp hạt nhân (NSG). Trung Quốc từng ngăn cản nỗ lực trở thành thành viên NSG của Ấn Độ tại phiên họp toàn thể của nhóm này diễn ra trong tháng 6 vừa qua với lập luận rằng New Delhi không phải là bên ký kết Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Trước đó, Ngoại trưởng Vương Nghị đã đến Goa ngày 12/8, bắt đầu chuyến thăm Ấn Độ ba ngày. Tại đây, ông đã có cuộc gặp với các quan chức bang Goa, khẳng định Trung Quốc sẽ tăng cường đối thoại và phối hợp với phía Ấn Độ để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới.
Quan chức ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, bang Goa đóng vai trò cầu nối quan trọng giữa phương Đông và phương Tây trong lịch sử cũng như giúp tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước.
Ông bày tỏ hy vọng bang Goa sẽ tận dụng cơ hội này để thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Trung Quốc, đồng thời khẳng định phía Trung Quốc sẵn sàng tăng cường trao đổi người dân với người dân bang Goa cũng như thúc đẩy hợp tác song phương.
Về phần mình, quan chức bang Goa nói rằng mối quan hệ giữa hai nước đang tiếp tục phát triển và họ sẽ nỗ lực hết mình để tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh BRICS.
Hoan nghênh các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Goa, các quan chức bày tỏ hy vọng tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực như công nghệ cao, văn hóa và giáo dục.
Chủ tịch Trung Quốc đề xuất 4 điểm về phát triển toàn cầu
2
Đêm 26/9 (giờ Hà Nội), Chủ tịch Trung Quốc đã có bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Phát triển Bền vững ở trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) nhân kỷ niệm 70 năm tổ chức này thành lập.
Ý đồ 'ngoại giao chi phiếu' của Trung Quốc
2
Bắc Kinh đang dùng ngoại giao kinh tế với các nước trên thế giới để xoa dịu căng thẳng của nền kinh tế nội địa đồng thời thúc đẩy chiến lược “quốc tế hóa” nhằm cạnh tranh với Mỹ.
Trật tự thế giới ngày càng khó lường
3
Nghịch lý trong lòng châu Âu, mâu thuẫn giữa các nước lớn thuộc thế giới thứ 3 và mối quan hệ hợp tác lẫn đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc khiến trật tự thế giới mới khó định hình.