Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc - Triều Tiên: Qua rồi thời 'như răng với môi'

Cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông từng ví quan hệ với Bình Nhưỡng "như răng với môi". Tuy nhiên, hai bên không phải luôn gần gũi như trong quá khứ.

Khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền ở Triều Tiên vào cuối năm 2011, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lúc đó đã ủng hộ cho nhà lãnh đạo trẻ chưa qua thử thách với tiên đoán quan hệ "hợp tác thân thiện lâu đời" giữa 2 nước càng bền chặt.

Hai năm sau, ông Kim Jong Un ra lệnh xử tử Jang Song Thaek, chồng cô ruột của ông và là nhân vật quyền lực thân Bắc Kinh trong chính quyền Bình Nhưỡng.

Kể từ đó, quan hệ giữa 2 đồng minh xấu tới nỗi một số nhà ngoại giao và chuyên gia lo ngại Bắc Kinh có thể trở thành đối tượng bị Bình Nhưỡng căm ghét chẳng kém Washington.

Nỗi lo của Trung Quốc

Trong khi Mỹ và các đồng minh cùng nhiều người ở Trung Quốc tin rằng Bắc Kinh nên làm nhiều hơn để kiềm chế Bình Nhưỡng, việc Triều Tiên tăng cường năng lực hạt nhân và tên lửa trùng hợp với sự sụt giảm gần đây về ngoại giao cấp cao giữa 2 nước láng giềng.

Kim Jong Un anh 1
Cờ Trung Quốc và Triều Tiên bên ngoài Nhà hàng Triều Tiên Ryugyong ở Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, ngày 12/4/2016. Ảnh: Reuters.

Trước khi nghỉ hưu vào hè này, ông Vũ Đại Vĩ, đặc phái viên Trung Quốc về Triều Tiên, đã không đến thăm đất nước này hơn một năm. Các nhà ngoại giao cho biết Khổng Huyễn Hựu, người thay thế ông Vũ, vẫn đang thực hiện nhiệm vụ trước đây tại châu Á. Ông Khổng đã tới Pakistan vào giữa tháng 8 và vẫn chưa đến Triều Tiên.

Theo ông Jin Canrong, giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học Renmin ở Bắc Kinh, quan điểm Trung Quốc hùng mạnh nắm quyền kiểm soát ngoại giao với Triều Tiên nghèo đói là sai lầm.

"Chưa bao giờ có mối quan hệ phụ thuộc giữa hai bên. Chưa bao giờ. Đặc biệt là sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Triều Tiên rơi vào tình trạng khó khăn và không được Trung Quốc giúp đỡ đến nơi đến chốn, vì vậy họ quyết tâm tự giúp mình", ông nói với Reuters.

Nạn đói giữa những năm 1990 khiến khoảng từ 200.000 đến 3 triệu người Triều Tiên thiệt mạng đã tạo bước ngoặt buộc nền kinh tế nhà nước phải mở cửa dần với kinh tế tư nhân.

Điều này giúp Triều Tiên giữ được mức độ độc lập nhất định đối với viện trợ bên ngoài và khiến thuyết về nhà nước tự lực, tự cường được tín nhiệm.

Trung Quốc đã sát cánh chiến đấu bên Triều Tiên trong Chiến tranh Triều Triên 1950-1953, cuộc chiến khiến lãnh đạo Mao Trạch Đông mất con trai cả. Thêm vào đó, Bắc Kinh từ lâu đã là đồng minh và đối tác thương mại chủ chốt của Bình Nhưỡng.

Dù quan hệ hai nước luôn bị phủ bóng bởi sự nghi kị nhưng Trung Quốc vẫn miễn cưỡng chấp nhận những khiêu khích của Triều Tiên.

Bắc Kinh không còn lựa chọn nào khác vì lo sợ viễn cảnh Bình Nhưỡng sụp đổ, người tị nạn tràn qua biên giới và bán đảo Triều Tiên đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền Seoul do Mỹ hậu thuẫn sẽ xảy ra.

Đó là lý do Trung Quốc không muốn trừng phạt mạnh tay về kinh tế với Triều Tiên. Bắc Kinh lo ngại các biện pháp cứng rắn như cấm vận năng lượng như Washington đề xuất trong tuần này có thể dẫn đến sự sụp đổ của Triều Tiên. Thay vào đó, Trung Quốc nhiều lần kêu gọi bình tĩnh, kiềm chế và hòa giải. 

Tình thân rạn nứt

Trước khi qua đời vào năm 2011, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il đã nhiều lần bày tỏ nguyện vọng được Trung Quốc ủng hộ người con trai mà ông chọn làm người kế nhiệm. 

Trong khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào khi đó đã đáp lại mong muốn này, ông Kim Jong Un, nhà lãnh đạo chưa đầy 30 tuổi, lại dần xa cách với đồng minh hùng mạnh của mình.

"Nhà lãnh đạo trẻ này không được nhiều người biết đến và chưa chứng tỏ được bản thân. Vậy nên ông ấy phải thể hiện rằng mình không phải con rối của Bắc Kinh", John Delury thuộc Đại học Yonsei ở Seoul, nói.

"Tôi nghĩ ông ấy quyết định như vậy trước hết là để không bị Hồ Cẩm Đào và sau đó là Tập Cận Bình gây rắc rối", ông nhận định.

Kim Jong Un anh 2
Binh sĩ Triều Tiên đứng gác ở bờ sông Áp Lục, gần thị trấn Sinuiju của Triều Tiên, đối diện thành phố biên giới Đan Đông của Trung Quốc, ngày 10/6/2013. Ảnh: Reuters.

Trong vài tháng lên nắm quyền, ông Kim đã loan báo ý định của Triều Tiên khi sửa đổi Hiến pháp để tự tuyên bố là một quốc gia hạt nhân. Vụ xử tử ông Jang vào năm 2013 đã khiến Bắc Kinh không còn có thể tin tưởng nhà lãnh đạo trẻ tuổi của nước láng giềng.

"Tất nhiên người Trung Quốc không hài lòng. Xử tử chú mình, thật chẳng khác gì thời phong kiến", một nhà ngoại giao nước ngoài về Triều Tiên tại Bắc Kinh nói.

Trong nỗ lực làm ấm mối quan hệ, ông Tập đã cử quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Vân Sơn tham dự cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên vào tháng 10/2015.

Ông Lưu đã tới trao bức thư từ ông Tập, trong đó ca ngợi sự lãnh đạo của ông Kim kèm theo lời chúc mừng không chỉ từ Đảng Cộng sản Trung Quốc mà còn là những "lời chúc thân ái" của ông Tập được thể hiện với thái độ tôn trọng.

Bức thư tỏ 'tình thân ái" của ông Tập đã bị Bình Nhưỡng đáp lại bằng những hành động ngày càng khó lường. Nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh chưa từng bị làm xấu mặt đến thế. 

Vụ thử hạt nhân ngày 3/9 diễn ra khi Trung Quốc tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS. Hồi tháng 5, Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa chỉ vài giờ trước khi diễn ra Diễn đàn Vành đai và Con đường, một sáng kiến về chính sách đối ngoại của ông Tập. 

'Môi hở răng lạnh'

Mô tả của Mao Trạch Đồng về mối quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc thường bị diễn giải sai là thân thiết "như răng với môi". Những lời của ông lẽ ra nên được dịch là "môi hở răng lạnh", ám chỉ tầm quan trọng chiến lược của Triều Tiên như vùng đệm an ninh về mặt địa chính trị cho Trung Quốc.

Kim Jong Un anh 3
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào bắt tay lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il trong Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh , Trung Quốc, trong ảnh của hãng thông tấn Trung Quốc Xinhua, ngày 17/1/2006. Ảnh: AFP/Getty.

Dù bất mãn dưới sức ép từ các hành động của Triều Tiên nhưng Bắc Kinh vẫn không dám hành động cứng rắn. Trung Quốc hầu như không phản ứng gì trước nghi án anh trai ông Kim Jong Un bị ám sát tại sân bay Kuala Lumpur hồi tháng 2.

Bài xã luận trên Global Times của Trung Quốc cảnh báo việc cắt giảm lượng dầu xuất sang Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân có thể chuyển hướng xung đột sang mối bất hòa sẵn có giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

Triệu Tông, chuyên gia Triều Tiên tại Trung tâm Carnegie-Thanh Hoa ở Bắc Kinh, cho rằng Triều Tiên rất không hài lòng khi Trung Quốc ủng hộ các biện pháp trừng phạt mới đây của Liên Hợp Quốc.

"Nếu Trung Quốc ủng hộ các chế tài trừng phạt kinh tế triệt để nhằm đe dọa trực tiếp sự ổn định của chế độ thì có thể Triều Tiên sẽ thù địch Trung Quốc chẳng kém gì Mỹ", ông nói.

Hashtag tuần qua: Bóng ma hạt nhân chưa buông tha nhân loại Vụ thử bom nhiệt hạch hôm 3/9 của Triều Tiên chỉ là một trong hàng nghìn vụ thử hạt nhân trên thế giới trong hàng chục năm qua, tạo nên một cuộc đua nguy hiểm và không có hồi kết.

Kim Jong Un cùng các tướng lĩnh mừng vụ thử bom H

Buổi lễ được cho là diễn ra hôm 9/9, với sự tham gia của các nhà khoa học hạt nhân đứng sau vụ thử nghiệm mới nhất của nước này.

Kim Jong Un: Cứng rắn, liều lĩnh và đầy tính toán

Kim Jong Un được đánh giá là người kế nhiệm hoàn hảo, đã tạo dựng được nền tảng quyền lực không thể suy chuyển và thành công hơn so với các thế hệ lãnh đạo trước.


Tuyết Mai (Theo Reuters)

Bạn có thể quan tâm