Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc tố ngược Nhật Bản 'khiêu khích'

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 12/6 phản bác cáo buộc của Tokyo, đồng thời tuyên bố chính máy bay Nhật Bản mới là bên cố tình khiêu khích khi áp sát phi cơ Trung Quốc.

Hãng tin Reuters dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 12/6 bác bỏ những chỉ trích của chính quyền Tokyo rằng chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc “áp sát bất thường” các máy bay của Lực lượng phòng vệ (SDF) Nhật Bản trên biển Hoa Đông hôm 11/6. 

Chiến đấu cơ Trung Quốc bất ngờ áp sát máy bay Nhật

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 11/6 lên tiếng phản đối việc máy bay chiến đấu Trung Quốc cố tình khiêu khích khi bay sát phi cơ Nhật Bản một cách bất thường.

 

Bộ Quốc phòng Trung Quốc tố cáo ngược rằng chính các phi công Nhật Bản mới là người có hành động “nguy hiểm và khiêu khích” khi điều khiển máy bay đến gần  phi cơ Trung Quốc. Theo bộ này, phản ứng của Nhật Bản nhằm “đánh lừa cộng đồng quốc tế”.

Sau cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki ngày 11/6, đại sứ Trung Quốc Cheng Yonghua cũng gặp mặt báo giới để trình bày rằng, máy bay Nhật Bản cố ý tiến gần phi cơ Trung Quốc 30 mét. Sau đó hai chiếc Su-27 mới phải chuyển sang giám sát máy bay của SDF. 

Đại sứ Cheng khẳng định các máy bay Trung Quốc luôn giữ khoảng cách 150 đến 200 mét so với máy bay Nhật Bản. “Chúng tôi hoàn toàn không chấp nhận cáo buộc của phía Nhật Bản”, đại sứ Cheng quả quyết.

Ảnh do Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố, cho thấy hai máy bay Su-27 của Trung Quốc bay áp sát "rất nguy hiểm" với hai máy bay quân sự Nhật Bản trên biển Hoa Đông. Ảnh: AFP

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 11/6 cáo buộc hai chiến đấu cơ Su-27 của Trung Quốc cố tình bay gần máy bay trinh thám của SDF. Có lúc khoảng cách giữa hai bên chỉ 30 mét. Sự việc diễn ra trong vùng chồng lấn giữa vùng phòng không của Trung Quốc và Nhật Bản.  

Theo AFP ngày 12/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki triệu tập đại sứ Trung Quốc Cheng Yonghua để phản đối hành vi “vô cùng nguy hiểm” trên vì có thể gây ra đụng độ quân sự giữa hai nước.

Để củng cố cho cáo buộc này, Chánh văn phòng Nhật Bản Yoshihide Suga khẳng định: “Tuy không thể công bố chi tiết nhưng chúng tôi có bằng chứng xác thực rằng máy bay Trung Quốc là bên cố ý khiêu khích”.

Philippines vạch trần trò gian lận lịch sử khổng lồ của TQ

Một thẩm phán cấp cao Philippines sử dụng các bản đồ cổ về biên giới Trung Quốc để bác bỏ “đường lưỡi bò”, đồng thời cho thấy "trò gian lận lịch sử khổng lồ" của Bắc Kinh.

 

Báo Japan Times dẫn một nguồn tin cấp cao trong chính phủ Nhật Bản cho biết Tokyo đang nghi ngờ Bắc Kinh cố tình ra lệnh cho phi công của họ áp sát máy bay SDF. “Nếu lần đầu thì chúng ta có thể xem là sự cố. Nhưng đây là lần thứ hai. Đây có thể là một hành động có tổ chức”.

Trang Nikkei dẫn một số nguồn tin cho biết các phi công điều khiển hai máy bay lần này cũng chính là những phi công đã lái chiếc Su-27 trong sự cố áp sát phi cơ Nhật hồi tháng 5. Điều này được xác định qua số hiệu in trên thân máy bay. 

Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, trong năm 2013, Không quân SDF đã 415 lần triển khai chiến đấu cơ ngăn chặn máy bay Trung Quốc bay vào không phận Nhật Bản.

Tại sao Trung Quốc trở thành 'kẻ chuyên bắt nạt'?

Dù đề cao thể diện nhưng có thể trình độ của những người chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh của Trung Quốc còn kém cỏi nên Bắc Kinh thường hành xử theo lối gây mất uy tín.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm