Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Việt Nam kiềm chế song vẫn bảo lưu quyền phòng vệ chính đáng

"Việt Nam đang kiềm chế nhưng cũng như các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam vẫn bảo lưu quyền phòng vệ chính đáng", Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc khẳng định.

Tàu Hải cảnh mang số hiệu 21102 của Trung Quốc liên tục ép sát ngăn cản tàu chấp pháp của Việt Nam. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam.
Tàu Hải cảnh mang số hiệu 21102 của Trung Quốc liên tục ép sát ngăn cản tàu chấp pháp của Việt Nam. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam.

Hôm 11/6, AP đăng bài trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế ngày 10/6 của Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, ông Lê Hoài Trung. Trong cuộc phỏng vấn, Đại sứ yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương-981 và hơn 100 tàu ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc tiến hành đàm phán về các bất đồng liên quan đến Biển Đông.

Ông Lê Hoài Trung cho rằng việc Trung Quốc từ chối đối thoại với Việt Nam là hành động "mang tính khiêu khích", gây ra "những quan ngại nghiêm trọng".

"Việt Nam đang tiếp tục kiềm chế nhưng Việt Nam, cũng như các quốc gia khác trên thế giới, vẫn bảo lưu quyền phòng vệ chính đáng", ông khẳng định.

Sự kiềm chế không có nghĩa Việt Nam ở vào thế yếu

Các tàu Việt Nam rất mềm mỏng, nhưng cũng kiên trì và kiên quyết. Đây là hành động kiềm chế hiếm từ xưa đến nay nhưng điều đó không có nghĩa là tàu Việt Nam ở vào thế yếu.



Ngày 9/6, chuyên trang bình luận RSIS Commentaries của Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc phòng S.Rajaratnam (RSIS) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore cũng đăng nguyên văn bài viết The Paracels: Forty years on (Hoàng Sa: 40 năm sau) của tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh - Phó trưởng Khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam.

Theo RSIS Commentaries, hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam không chỉ gây ra xung đột về chủ quyền mà còn gây ra sự đối đầu với luật biển quốc tế.

Bài viết của tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh khẳng định Trung Quốc đã vi phạm rõ ràng các điều khoản của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC). Nữ tiến sĩ đánh giá hành động vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc không phải là cách hành xử của một cường quốc có trách nhiệm trên trường quốc tế.

http://www.vietnamplus.vn/viet-nam-kiem-che-song-van-bao-luu-quyen-phong-ve-chinh-dang/264819.vnp

Theo VietNamPlus

Bạn có thể quan tâm