Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc thông qua kế hoạch cải tổ Quốc vụ viện

Kế hoạch cải tổ quy mô lớn được Quốc hội Trung Quốc khóa XIV thông qua nhằm củng cố bộ máy chính phủ hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

Các đại biểu dân tộc thiểu số tại Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XIV. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trong phiên họp toàn thể lần thứ ba, kỳ họp thứ nhất ngày 10/3, Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội Trung Quốc) khóa XIV đã thông qua kế hoạch tái tổ chức hệ thống Quốc vụ viện, theo Tân Hoa xã.

Đây là lần thứ 9 chính phủ Trung Quốc tiến hành cải cách kể từ năm 1982, nhằm tinh giản bộ máy và đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ ngành, hướng tới mục tiêu hiện đại hóa mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra tại Đại hội XX.

Cùng ngày, cơ quan lập pháp tối cao Trung Quốc sẽ bầu ra các lãnh đạo nhà nước. Chức danh Chủ tịch nước và Ủy viên trưởng Nhân đại được bầu vào sáng 10/3, trong khi việc quyết định nhân sự cho chức Thủ tướng sẽ diễn ra vào sáng 11/3.

Đầu tuần này, Trung Quốc đã công bố kế hoạch cải cách sâu rộng các cơ quan chính phủ trung ương. Nước này sẽ thành lập một cơ quan quản lý tài chính và cục dữ liệu quốc gia, đồng thời cải tổ Bộ Khoa học và Công nghệ.

Kế hoạch cải tổ bộ máy chính phủ Trung Quốc lần này lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Bắc Kinh đang nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế theo hướng tự chủ hơn và tăng sức chống chịu, trong bối cảnh nước này đối mặt với loạt rào cản kinh tế từ Mỹ.

Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Trung Quốc khóa XIV kéo dài 8 ngày rưỡi và bế mạc vào sáng 13/3.

Hội nghị có 9 nội dung chính, bao gồm xem xét 6 báo cáo, trong đó có Báo cáo công tác Chính phủ, dự thảo “Luật Lập pháp” (sửa đổi), kế hoạch cải cách bộ máy Quốc vụ viện, bầu cử và quyết định bổ nhiệm thành viên các cơ quan nhà nước.

Sự bùng nổ của Trung Quốc

Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Sự bùng nổ của Trung Quốc” do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản tháng 4/2021. Cuốn sách phác thảo bối cảnh diễn ra sự bùng nổ tư bản (vốn) của Trung Quốc và cơ cấu tổ chức xã hội - chính trị những năm 1980 dẫn tới sự bùng nổ này; đồng thời, khám phá những tác động, phạm vi mang tính toàn cầu của sự bùng nổ kinh tế thị trường ở Trung Quốc, từ đó xây dựng một lăng kính giúp chúng ta có thể đánh giá triển vọng phát triển của Trung Quốc một cách toàn diện và đầy đủ hơn.

Việt Nam thúc đẩy phục hồi du lịch cùng Trung Quốc

Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc hợp tác chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau thúc đẩy để du lịch hai nước sớm phục hồi và phát triển lành mạnh.

Trung Quốc 'bật đèn xanh' cho lệnh phong tỏa ở thủ phủ Thiểm Tây

Thành phố Tây An của Trung Quốc sẽ sử dụng biện pháp phong tỏa, đóng cửa trường học và cơ sở kinh doanh như một phần trong kế hoạch ngăn chặn dịch cúm bùng phát.

Tuấn Đạt

Bạn có thể quan tâm