Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc tăng cường sĩ quan hải quân tham gia lực lượng hải cảnh

Vị trí lãnh đạo chủ chốt trong hải cảnh Trung Quốc đang được thay thế bằng các sĩ quan từ hải quân, động thái cho thấy tham vọng hiện diện vũ trang trong vùng tranh chấp.

Khi Trung Quốc tiến hành hợp nhất các đơn vị thực thi pháp luật hàng hải vào lực lượng hải cảnh năm 2013, ban lãnh đạo hải cảnh là sự pha trộn giữa các nhân viên dân sự và quân sự. Nhưng bây giờ các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong hải cảnh đều do các sĩ quan hải quân nắm giữ, Nikkei Asia Review cho biết.

Động thái này diễn ra khi Bắc Kinh trở nên cứng rắn hơn trong các vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển. Những thay đổi về nhân sự chủ chốt của hải cảnh được hoàn thành trong tháng 6, khi một cựu sĩ quan hải quân được bổ nhiệm chỉ huy đơn vị hải cảnh giám sát Biển Đông.

Trước đó, một sĩ quan hải quân khác cũng được bổ nhiệm chỉ huy đơn vị hải cảnh giám sát biển Hoa Đông, nơi có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Nikkei nhận định Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người khởi xướng những thay đổi nhân sự ở hải cảnh. Tháng 7/2018, hải cảnh đã được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Quân Ủy trung ương do Chủ tịch Tập lãnh đạo.

Trung Quoc quan su hoa hai canh anh 1
Tàu hải cảnh Trung Quốc hoạt động trong lãnh hải Nhật Bản. Ảnh: Kyodo.

Tháng 12/2018, Chuẩn đô đốc Wang Zhongcai, Tư lệnh nhóm đặc nhiệm hộ tống số 26, hạm đội Đông Hải được bổ nhiệm là tư lệnh hải cảnh, vị trí bị bỏ trống trong thời gian khá dài. Việc bổ nhiệm cho thấy sự ưu tiên của Bắc Kinh trong chiến lược sử dụng hải cảnh là thành phần chính trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển.

Nếu hải cảnh Trung Quốc trở thành một chi nhánh của lực lượng vũ trang với các tàu tuần tra được vũ trang mạnh, nó sẽ tạo ra thách thức lớn cho các lực lượng bảo vệ bờ biển khác khi thực hiện nhiệm vụ an ninh biên giới hàng hải bình thường.

Ở Biển Hoa Đông đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của hải cảnh Trung Quốc. Các tàu hải cảnh Trung Quốc đã hoạt động 64 ngày liên tiếp cho đến tháng 6, trên vùng biển tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản. Đây là đợt tuần tra dài ngày nhất kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa quyền kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư từ tư nhân vào năm 2013.

“Các tàu hải cảnh Trung Quốc ngày càng lớn hơn về kích thước và có khả năng hoạt động dài ngày trên biển”, một nguồn tin từ cảnh sát biển Nhật Bản cho biết. Các tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh hải Nhật Bản thường xuyên với số lượng lớn hơn.

Hoạt động xâm nhập của tàu hải cảnh Trung Quốc tăng từ một đến hai lần trong một tháng của năm 2018 lên đến 3 lần mỗi tháng trong năm 2019. Tính đến tháng 9, 98 tàu hải cảnh Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải Nhật Bản, so với 70 tàu của năm 2018.

Đưa tàu HD8 quay lại, Trung Quốc âm mưu gì ở Biển Đông?

Theo giáo sư Carl Thayer, Bắc Kinh muốn gây sức ép nhằm buộc Việt Nam phải từ bỏ thăm dò dầu khí đồng thời chấp nhận thương lượng về khai thác chung với Trung Quốc.

Philippines tố TQ dùng hàng trăm tàu cá để giám sát Biển Đông

Tàu cá Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông được cho là phục vụ nhiều mục đích của Bắc Kinh như do thám, tìm kiếm, cứu hộ cũng như hỗ trợ hoạt động của tàu hải cảnh và hải quân.


Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm