Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc tăng cường có mặt ở Nam Cực

Hầu như không có nơi nào mà Trung Quốc không với tới để giành lấy các lợi ích chiến lược quốc gia, báo New York Times nhận xét.

Nhóm nhân viên Trung Quốc trở về từ một chuyến đi Nam Cực tháng 4/2015. Ảnh: Getty

Dù ít được nhắc đến nhưng các hoạt động của Trung Quốc tại Nam Cực đang khiến nhiều nước, gồm Mỹ, Australia thắc mắc. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm ngoái đã có mặt tại đảo Tasmania (Australia) để đưa một nhóm nhà khoa học xuống Nam Cực, đồng thời tuyên bố Trung Quốc sẽ mở rộng sự hiện diện tại một trong những khu vực hầu như chưa được khai phá này.

Ông cũng đã ký với Australia một thỏa thuận 5 năm cho phép tàu, máy bay của Trung Quốc tiếp nhiên liệu tại Australia trước khi tiến về phía nam.

Nam Cực được đánh giá là khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên, dầu mỏ, giàu các loài sinh vật biển và nguồn nước ngọt khổng lồ từ các tảng băng.

Theo hiệp ước Nam Cực ký kết năm 1959 mà Trung Quốc là một trong 52 nước tham gia, các nước không được triển khai các hoạt động quân sự và phải bảo vệ môi trường tự nhiên tại vùng cực này. Một hiệp ước có liên quan cũng cấm khai thác mỏ tại đây.

Chủ quyền tại Nam Cực vẫn còn mơ hồ nên hầu hết các nước đều tranh thủ củng cố sự hiện diện bằng nhiều trạm nghiên cứu và đặt tên cho các điểm tại đây.

Tuy nhiên, việc Bắc Kinh đẩy mạnh những hoạt động tại Nam Cực thời gian qua gây nhiều thắc mắc cho các nước như Australia và Mỹ.

Trung Quốc đã mở trạm nghiên cứu thứ tư tại vùng cực này năm ngoái và đã chọn được nơi để đặt trạm thứ 5. Mỹ hiện có 6 trạm nghiên cứu tại đây trong khi Australia chỉ có 3 trạm.

Bắc Kinh cũng tranh thủ đặt tên cho hơn 300 điểm tại Nam Cực để cạnh tranh với những cái tên tiếng Anh. Những nhà khoa học Trung Quốc cũng đang chạy đua để thu thập lõi băng giúp tìm hiểu bầu khí quyển của Trái đất cách đây hơn 1,5 triệu năm, điều mà phương Tây chưa làm được.

Để đẩy mạnh hoạt động, Trung Quốc đang đóng chiếc tàu phá băng trị giá 300 triệu USD dự kiến được đưa vào sử dụng trong vài năm tới.

Tháng trước, Trung Quốc cũng khiến các nhà khoa học lo ngại khi tuyên bố sẽ tăng cường việc đánh bắt hải sản tại Nam Cực.

"Nam Cực là một kho báu của con người, Trung Quốc sẽ đi đến đó và chia sẻ nó", Liu Shenli, chủ tịch Tập đoàn Phát triển nông nghiệp quốc gia, tuyên bố hùng hồn trên tờ China Daily.

Chuyến thám hiểm Nam Cực một đi không trở về

Đoàn thám hiểm Nam Cực mang tên Terra Nova đã đến đích năm 1911 nhưng khi trở về, các thành viên thiệt mạng vì đói, khát và lạnh.

Cuộc sống khắc nghiệt nhưng thú vị tại Nam Cực

Một thế kỷ sau khi nhà thám hiểm Sir Ernest Shackleton đặt chân tới Nam Cực, châu lục này hiện là nhà của 4.000 người sinh sống vào mùa hè từ giữa tháng 3 đến tháng 10.

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20150505/trung-quoc-tang-cuong-hien-dien-o-nam-cuc/742094.html

Theo Ngô Hạnh/Tuổi trẻ

Bạn có thể quan tâm