Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống khắc nghiệt nhưng thú vị tại Nam Cực

Một thế kỷ sau khi nhà thám hiểm Sir Ernest Shackleton đặt chân tới Nam Cực, châu lục này hiện là nhà của 4.000 người sinh sống vào mùa hè từ giữa tháng 3 đến tháng 10.

Nam Cực là lục địa hoang dã, khô cằn và lạnh lẽo nhất trên trái đất. Trạm lạnh nhất tại đây là Halley, với nhiệt độ vào mùa đông ở khoảng -50 độ C và mùa hè là -10 độ C. Trong khi đó, nền nhiệt tại trạm South Georgia ấm hơn nhiều, với mùa hè có thể lên tới 15 độ C và mùa đông hiếm khi dưới -12 độ C. Ảnh: CNN
Nam Cực là lục địa hoang dã, khô cằn và lạnh lẽo nhất trên trái đất. 98% diện tích của nơi này là băng và tuyết. Trạm lạnh nhất tại đây là Halley, với nhiệt độ vào mùa đông ở khoảng -50 độ C và mùa hè là -10 độ C. Trong khi đó, nền nhiệt tại trạm South Georgia ấm hơn nhiều, với mùa hè có thể lên tới 15 độ C và mùa đông hiếm khi dưới -12 độ C. Ảnh: CNN
a
Ở hầu hết mọi nơi trên trái đất, giờ địa phương ít nhiều đồng bộ với vị trí của Mặt trời. Điều này không diễn ra ở Nam Cực, vốn có "ngày" kéo dài nửa năm. Ảnh: Flickr
Vì khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, không có các loài thực vật hay động vật sống thường xuyên tại Nam Cực. Loài chim phổ biến nhất trong vùng đất băng giá này là cánh cụt. Mỗi năm, chim cánh cụt cái chỉ đẻ một quả trứng và con đực đảm trách nhiệm vụ ấp trứng trong suốt 9 tuần mà không ăn uống gì. Ngoài chim cánh cụt, những loài khác như cá voi xanh hay hải cẩu voi cũng sinh sống tại đây. Ảnh: BBC
Do khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, không có loài thực vật hay động vật sống thường xuyên tại Nam Cực. Loài chim phổ biến nhất trong vùng đất băng giá này là cánh cụt. Mỗi năm, chim cánh cụt cái chỉ đẻ một quả trứng và con đực đảm trách nhiệm vụ ấp trứng trong suốt 9 tuần mà không ăn uống. Ngoài chim cánh cụt, những loài khác như cá voi xanh hay hải cẩu voi cũng sinh sống tại đây. Ảnh: BBC
Bán đảo Nam Cực thường là điểm hấp dẫn du khách mỗi khi tới lục địa này. Tại bề mặt, nó là bán đảo lớn nhất và nổi bật nhất, ở Nam Cực vì nó kéo dài 1300 km (800 dặm) từ một tuyến giữa mũi Adams (biển Weddell) và một điểm trên đất liền phía nam của quần đảo Eklund. Bên dưới lớp băng bao phủ nó, bán đảo Nam Cực bao gồm một chuỗi các đảo đá ngầm được phân cách bởi các eo biển sâu đáy nằm ở độ sâu đáng kể dưới mực nước biển hiện tại và được nối với nhau bởi một tấm băng đá trên mặt.
Bán đảo Nam Cực thường là điểm hấp dẫn du khách mỗi khi tới lục địa này. Nó là bán đảo lớn nhất và nổi bật nhất ở Nam Cực vì kéo dài 1.300 km từ một tuyến giữa mũi Adams (biển Weddell) và một điểm trên đất liền phía nam của quần đảo Eklund. Bên dưới lớp băng bao phủ, bán đảo Nam Cực gồm một chuỗi các đảo đá ngầm được phân cách bởi các eo biển sâu và nối với nhau bởi một tấm băng đá trên mặt nước. Ảnh: AP
Ảnh: Wordpress

Một thế kỷ sau khi nhà thám hiểm người Anh Sir Ernest Shackleton đặt chân tới Nam Cực, nơi đây hiện là nhà của 4.000 người, gồm các nhà khoa học, sinh sống vào giai đoạn đỉnh điểm mùa hè giữa tháng 3 và tháng 10. Ảnh: Wordpress

Nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tại Nam Cực là khu vực ven biển McMurdo, cách phía tây nam của bán đảo vài nghìn km. Ảnh: Blogspot
Nơi tập trung dân cư đông đúc nhất tại Nam Cực là khu vực ven biển McMurdo, cách phía tây nam của bán đảo vài nghìn km. Nam Cực là châu lục không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ quốc gia nào. Theo Hiệp ước Nam Cực 1959, đây là lục địa trung lập về chính trị, thiết lập quyền tự do nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường. Ảnh: Blogspot
Trong đó, trạm nghiên cứu McMurdo của Mỹ dần trở thành một thị trấn biên giới băng giá với hơn 1.200 nhân viên “đồn trú” tại đây vào dịp hè và khoảng 250 chuyên gia ở lại đây trong những ngày đông lạnh thấu xương, theo The Independent. Tuy vậy, trạm McMurdo cũng có quán bar, thậm chí là một máy rút tiền tự động. Ảnh: Wikipedia
Trong đó, trạm nghiên cứu McMurdo của Mỹ dần trở thành một thị trấn biên giới băng giá với hơn 1.200 nhân viên “đồn trú” tại đây vào dịp hè và khoảng 250 chuyên gia ở lại đây trong những ngày đông lạnh thấu xương, theo The Independent. Tuy vậy, trạm McMurdo cũng có quán bar, thậm chí là một máy rút tiền tự động. Ảnh: Wikipedia
Ảnh:explorcruises
Oleg Klaptenko, 44 tuổi, một trong những thuyền trưởng dày dạn kinh nghiệm, làm việc tại hầu hết các vùng biển của Nam Cực. "Tôi không thích biển Caribe hay Ấn Độ Dương bởi cuộc sống tại đó khá giống nhau. Nam Cực cho tôi thấy nhiều điều lý thú, không chỉ theo từng mùa, mà theo từng chuyến đi. Khi nhìn những đám mây đỏ, dãy núi phủ tuyết trắng hay những con cá voi bơi xung quanh, bạn thấy mình thật nhỏ bé”, ông Oleg chia sẻ. Ảnh: Explorcruises

Cuộc sống khắc nghiệt tại nơi lạnh và nóng nhất hành tinh

Người dân tại nơi "mọi vật đóng băng" phải đốt than và củi để chống chọi với thời tiết, trong khi cuộc sống của người dân nơi nhiệt độ cao nhất sống dựa vào việc khai thác muối.

Cuộc sống khắc nghiệt ở nơi lạnh nhất hành tinh

Trong tháng Giêng, cái lạnh ở Yakutsk, thành phố xa xôi nằm ở vùng Viễn Đông của Nga, đạt tới đỉnh điểm với nhiệt độ trung bình xuống mức -40 độ C.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm