Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vì sao hai đảo quốc cạnh nhau lại đón năm mới cách 24 giờ?

Chỉ cách nhau hơn 100 km, nhưng hai quốc gia thuộc Thái Bình Dương lại đón năm mới cách nhau hơn một ngày.

a
Samoa là một trong hai địa điểm đón năm mới đầu tiên trên thế giới. Ảnh: BBC 

Nhà nước Độc lập Samoa và American Samoa thuộc Mỹ là hai quốc gia ở Nam Thái Bình Dương. Dù chỉ nằm cách nhau 150 km, Samoa là quốc gia đầu tiên trên thế giới đón năm mới, trong khi American Samoa phải đợi thêm 25 tiếng mới sang thời khắc giao thừa.

Theo CNN, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thú vị này là do đường đổi ngày quốc tế (IDL). Đây là một đường tưởng tượng, gần kinh tuyến 180 độ, kéo thẳng từ Bắc Cực xuống Nam Cực. Nó chia trái đất thành hai nửa. Nếu nửa phía tây của đường ranh giới là sáng thứ ba, thì nửa phía đông mới chuẩn bị bước sang ngày thứ hai đầu tuần. Tuy nhiên, thực tế, IDL là một đường gấp khúc, tùy theo các đảo và lãnh thổ tự ấn định vị trí của chúng ở phía đông hay phía tây đường này. IDL cũng không tuân theo một quy chuẩn quốc tế nào.

Samoa không phải là nơi duy nhất chịu ảnh hưởng từ IDL. 

Trước thập niên 90, IDL chia đảo quốc Kiribati thuộc Thái Bình Dương thành hai nửa, khiến thời gian ở vùng phía tây luôn trôi nhanh hơn so với nửa phía đông. Ngày nay, IDL đã mở rộng thêm 2.400 km xung quanh đa số đảo phía đông của Kiribati. Do đó, người dân trên quốc đảo đã được đón thời khắc năm mới cùng nhau.

Ảnh: Amusing Planet
Đường đổi ngày quốc tế khiến thời gian ở đảo Diomede Lớn chạy trước Diomede Nhỏ 23 tiếng. Ảnh: Amusing Planet

Trường hợp của hai đảo đá Diomede thuộc eo biển Bering ở giữa Mỹ và Nga cũng tương tự. Hai hòn đảo Diomede Lớn thuộc Nga và Diomede Nhỏ thuộc vùng Alaska, Mỹ, được ngăn cách bởi đường biên giới giữa hai quốc gia, vốn trùng với IDL. Do vậy, dù chỉ cách nhau 3,8 km, người dân tại Diomede Lớn hưởng múi giờ sớm hơn 23 tiếng so với Diomede Nhỏ, theo Amusing Planet.

10 tục lệ đón năm mới kỳ quặc nhất thế giới

Đập chén đĩa ở Đan Mạch hay người Philippines diện đồ chấm bi dịp năm mới là hai trong số những tục lệ đón năm mới kỳ quặc trên thế giới.

Cây thông khổng lồ, đèn kỷ lục Guinness rực rỡ Giáng sinh

Không khí Giáng sinh đã lan tỏa khắp nơi trên thế giới với nhiều hoạt động rộn ràng.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm