Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc sẵn sàng chiến tranh với Nhật Bản?

Nhật Bản quyết mua đảo tranh chấp khiến Trung Quốc phẫn nộ, lập tức cử hai tàu chiến tới đảo Điếu Ngư/Senkaku, Tokyo lệnh cho Lực lượng phòng vệ sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp… Dường như chiến tranh Trung - Nhật có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

Trung Quốc sẵn sàng chiến tranh với Nhật Bản?

Nhật Bản quyết mua đảo tranh chấp khiến Trung Quốc phẫn nộ, lập tức cử hai tàu chiến tới đảo Điếu Ngư/Senkaku, Tokyo lệnh cho Lực lượng phòng vệ sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp… Dường như chiến tranh Trung - Nhật có thể bùng nổ bất cứ lúc nào.

Trung Quốc phản ứng mạnh

Ngay sau khi bản hợp đồng mua 3 đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Nhật Bản và chủ sở hữu tư nhân, gia tộc Kurihara được tiết lộ, làn sóng biểu tình chống Nhật hôm qua đồng loạt diễn ra ở nhiều thành phố của Trung Quốc.

Sáng qua, đám đông người biểu tình Trung Quốc đã tập trung trước Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh giương các biểu ngữ phản đối, đòi "trả lại Điếu Ngư" và “Quần đảo Điếu Ngư là của Trung Quốc”.

Người biểu tình Trung Quốc hôm qua tập trung ở trước Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh để phản đối Tokyo mua đảo tranh chấp.

Cùng thời điểm, những người biểu tình cũng tập trung ở lãnh sự quán Nhật Bản ở thành phố Quảng Châu, Quảng Đông và hô to khẩu hiệu “Bảo vệ quần đảo Điếu Ngư”. Trong khi đó, tại tỉnh Sơn Đông trưa qua, 200 người diễu hành cùng với băng rôn, biểu ngữ chống Nhật Bản như “Điếu Ngư là của chúng ta” và “Tẩy chay hàng hóa Nhật Bản”.

Biểu tình chống Nhật Bản mua đảo Điếu Ngư ở tỉnh Sơn Đông.

Còn Phó Thủ tướng Trung Quốc, Lý Khắc Cường, dù đang ở thăm Đảo quốc Papua New Guinea cũng đưa ra cảnh báo mạnh mẽ rằng, thương vụ mua các đảo tranh chấp của Nhật Bản làm "xói mòn nghiêm trọng" các tuyên bố và quan điểm về chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong khi đó, giới quân sự Trung Quốc hôm qua tuyên bố, họ “có quyền hành động” đối với quần đảo Điếu Ngư sau khi chính phủ Nhật Bản cố tình phớt lờ các cảnh báo của Bắc Kinh.

Theo đó, Trung Quốc hôm qua triển khai hai tàu giám hải tới vùng biển xung quanh các hòn đảo nhằm “chứng tỏ chủ quyền không thể chối cãi của quốc gia” tại khu vực này, Tân Hoa xã viết.

Tàu hải giám Haijian 46 là một trong hai tàu được Trung Quốc triển khai tới vùng biển xung quanh khu vực đảo tranh chấp với Nhật Bản.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Geng Yansheng khẳng định: “Chính phủ và các lực lượng vũ trang Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Chúng tôi đang quan sát các diễn biến một cách chặt chẽ và sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả phù hợp”.

Trong khi đó, một bài bình luận đăng trên tờ Quân Giải phóng Nhân dân hàng ngày của Trung Quốc hôm qua cảnh báo "Nhật Bản đang đùa với lửa" và nhấn mạnh, thương vụ mua đảo của nước này đặt ra “thách thức trắng trợn nhất đối với chủ quyền của Trung Quốc kể từ sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc”.

Giữa lúc căng thẳng bùng lên, Trung Quốc lần đầu tiên phát sóng bản tin thời tiết hàng ngày trên các hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản.

Hình ảnh Trung Quốc lần đầu tiên phát sóng bản tin dự báo thời tiết hàng ngày trên các hòn đảo tranh chấp với Nhật Bản.

Trên thực tế, quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã bắt đầu căng thẳng kể từ khi Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara lên kế hoạch mua các đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku hồi tháng tư. Tuy nhiên sau đó, chính quyền Noda quyết định tham gia vào thương vụ mua bán và mới đây, đạt được thỏa thuận với chủ sở hữu tư nhân của các đảo tranh chấp. Theo đó, Nhật Bản sẽ phải chi 2,05 tỷ yên (26,15 triệu USD) để sở hữu 3 hòn đảo thuộc quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Nhật Bản cố xoa dịu tình hình

Ngay sau khi Trung Quốc điều hai tàu chiến đến khu vực đảo tranh chấp với Nhật Bản sáng qua, Thủ tướng Yoshihiko Noda lập tức lệnh cho Lực lượng Phòng vệ quốc gia (JSDF) sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp. Trong bài phát biểu tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản, ông Noda nhấn mạnh môi trường an ninh ngoại vi của nước này đang diễn biến nguy hiểm và phức tạp dẫn đến việc họ phải chuẩn bị cho mọi tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong bài phát biểu này, ông Noda cố ý tránh nhắc đến tranh chấp lãnh thổ quần đảo Điếu Ngư đang leo thang với Trung Quốc.

“Chúng tôi quan ngại các vụ phóng vệ tinh chỉ là một hình thức trá hính cho các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên; Trung Quốc tăng cường các khả năng quân sự và không ngừng nỗ lực bành trướng ảnh hưởng ra các vùng biển ngoại vi cũng như việc Nga tăng cường hoạt động quân sự ở Viễn Đông”, Reuters dẫn lời ông Noda.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba hôm qua cũng nỗ lực làm dịu căng thẳng với Trung Quốc bằng việc khẳng định “thương vụ mua bán trị giá hơn 26 triệu” mà chính phủ theo đuổi chỉ nhằm “duy trì sự ổn định và hòa bình cho quần đảo này”.

“Chúng tôi không muốn phá hoại sự phát triển của mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc chỉ vì vấn đề này”, ông Gemba nhấn mạnh.

Chiều qua, ông Shinsuke Sugiyama, người đứng đầu Cục Các vấn đề tại châu Á và châu Đại Dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng tới Bắc Kinh để dự các cuộc đối thoại khẩn cấp nhằm “tránh hiểu nhầm và giải thích thiếu sót vấn đề”.

Trước đó, Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Osamu Fujimura cũng bày tỏ hy vọng việc Nhật Bản quyết theo đuổi thương vụ mua bán một phần đảo tranh chấp sẽ không làm suy yếu, hay rạn nứt các quan hệ song phương với Trung Quốc.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm