Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nhật có thể đả bại Trung Quốc… trên biển

Trung - Nhật đang căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhiều người lo ngại về viễn cảnh chiến tranh trên biển giữa 2 cường quốc châu Á.

Nhật có thể đả bại Trung Quốc… trên biển

Trung - Nhật đang căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhiều người lo ngại về viễn cảnh chiến tranh trên biển giữa 2 cường quốc châu Á.

Tàu chiến hiện đại của Nhật Bản

Nguy cơ chiến tranh trên biển
 
Cả Tokyo lẫn Bắc Kinh đều đòi chủ quyền đối với một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Quần đảo này nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan, có nguồn cá dồi dào và có thể có cả dầu mỏ mà lại nằm gần các tuyến đường biển quan trọng.
 
Cuộc tranh chấp xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là nguyên nhân chính dẫn đến mối quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ nay. Mới đây, căng thẳng giữa 2 cường quốc châu Á lại nổi lên sau khi xảy ra vụ một nhóm các nhà hoạt động người Hoa đi tàu từ Hong Kong đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với mục đích “khẳng định chủ quyền của Trung Quốc” đối với vùng lãnh thổ này.
 
Tướng "diều hâu" La Viện kêu gọi Trung Quốc phái 100 tàu đến bảo vệ Điếu Ngư. Tờ Thời báo Hoàn cầu số ra ngày 20/8 đã cảnh báo: “Nhật Bản sẽ phải trả giá về những hành động của họ... và hậu quả sẽ tồi tệ hơn họ dự đoán rất nhiều”.
 
Không chỉ dừng lại ở lời nói, hồi tháng 7/2012, Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc còn tập trận với bài tập giả định là tấn công đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
 
"Mèo nào cắn mỉu nào"?

Hải quân Nhật Bản có nhiều tàu chiến tối tân.

Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản được trang bị rất nhiều vũ khí tối tân. Và lực lượng thủy quân lục chiến Nhật Bản nổi tiếng là chuyên nghiệp.

Nếu xét về số lượng vũ khí đơn thuần, Hải quân Trung Quốc vượt xa Hải quân Nhật Bản về “trọng lượng thép”. Hải quân Nhật có 48 tàu chiến đấu nổi trong khi con số này ở Trung Quốc là 73. Trung Quốc còn có 84 tàu mang tên lửa và 63 tàu ngầm.

Tuy nhiên, con số chẳng nói lên điều gì. Thứ nhất, vũ khí giống như “những chiếc hộp đen” mà chỉ khi nó thực sự được đưa vào chiến đấu, người ta mới có thể biết được nó có hoạt động được hay không, hay chỉ là quảng cáo. Khả năng chiến đấu chứ không phải các tiêu chuẩn kỹ thuật là thứ quyết định giá trị của công nghệ quân sự. Không rõ Trung Quốc có che giấu sức mạnh gì hay không nhưng chất lượng vũ khí của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (Hải quân Nhật Bản) có thể bù vào lợi thế con số của Hải quân Trung Quốc.
 
Thứ 2, về mặt nhân lực, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản được đánh giá là chuyên nghiệp hơn Hải quân Trung Quốc.
 
Thứ 3, Nhật Bản còn có lợi thế khác là sự tập trung lực lượng. Lực lượng Trung Quốc phải chia thành 3 hạm đội dàn trải ra đường biến giới biển kéo dài của nước này. Vì vậy, nếu dồn lực lượng để giành lợi thế trong cuộc đối đầu với Nhật Bản thì Trung Quốc sẽ bộc lộ những lỗ hổng an ninh chết người ở các vùng  biển khác.
 

Hải quân Trung Quốc vượt trội về số tàu chiến. 

Ngoài ra, Trung Quốc cũng phải cân nhắc kỹ xem liệu một cuộc chiến tranh trên biển có ảnh hưởng đến mục tiêu trở thành cường quốc đại dương của nước này như thế nào. Trung Quốc còn phải tính đến yếu tố Mỹ bởi nếu một cuộc chiến Trung-Nhật xảy ra, Mỹ sẽ phải nhảy vào vì hiệp ước an ninh chung mà họ đã ký với Tokyo.

Theo Đất Việt

Theo Đất Việt

Bạn có thể quan tâm