Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc phải trả giá cho cuộc chơi bất chấp danh dự

Để thực hiện mưu đồ bá chủ, Trung Quốc đang gia tăng hành động đơn phương bất chấp uy tín suy giảm nghiêm trọng.

Ankit Panda - phóng viên tờ The Diplomat nhận định, sau hàng loạt hành động ngang ngược và hung hăng của Trung Quốc, các nước đã gán cho Bắc Kinh tên gọi “kẻ chuyên bắt nạt” trong khu vực. 

Thay vì đưa ra những lý lẽ hợp pháp tích cực để chứng minh cho tuyên bố chủ quyền, những nhân vật đại diện cho nhà nước Trung Quốc liên tục nhắc lại những tài liệu lịch sử và tiền lệ để biện minh. Song, đáng tiếc những tài liệu đó hoàn toàn chỉ là “tin đồn” hay “chuyện hoang đường”. 

Lầu Năm Góc dự đoán viễn cảnh Trung Quốc tấn công Đài Loan

Bộ Quốc phòng Mỹ vừa trình quốc hội báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc, trong đó đề cập những khả năng có thể xảy ra nếu Bắc Kinh tái chiếm vùng lãnh thổ Đài Loan bằng vũ lực.

Gần đây nhất, đại diện quân đội và quốc hội Trung Quốc tại Đối thoại An ninh lớn nhất khu vực - Shangri-La tại Singapore đã đưa ra những tuyên bố ngang ngược và có thái độ hung hăng với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Các học giả quốc tế cho rằng, những chiến thuật này khiến Trung Quốc gần như không còn bạn bè trong khu vực.

Năm 2013, Bắc Kinh áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng biển tranh chấp tại biển Hoa Đông. Năm 2014, Trung Quốc đưa ra lời khẳng định ngang ngược về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng cách hạ đặt một giàn khoan dầu trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: BBC.
Giàn khoan khổng lồ Hải Dương 981 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Ảnh: BBC.

Trên chính trường quốc tế, điều quan trọng để trở thành một cường quốc là giành chiến thắng trong danh dự, uy tín và tầm ảnh hưởng. Mỹ trở thành “đầu tàu” trong số các cường quốc do nước này có khả năng liên kết giá trị của các nước lớn khác trên khắp Đại Tây Dương - những quốc gia trở thành đồng minh lớn của Washington sau Thế chiến II. Cuối cùng, trật tự thế giới tự do đương đại đang chịu ảnh hưởng đáng kể của Mỹ.

Trong khi đó, từ khi Trung Quốc giành bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough từ tay Philippines, hành động của họ cho thấy Bắc Kinh không thể giành sự đồng thuận của các nước Đông Nam Á hay Nhật Bản đối với tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông và Hoa Đông. 

Nếu Trung Quốc muốn dẫn đầu trên con đường chinh phạt, hướng tới “châu Á vì người châu Á” mà không chịu nhiều ảnh hưởng từ Mỹ, Bắc Kinh cần chú trọng vào chủ nghĩa đa phương chân thành, thay vì đơn phương hành động bất chấp danh dự.

Tác giả bài viết kết luận, nếu giới lãnh đạo Trung Quốc sớm “hối cải” và theo đuổi lợi ích quốc gia của họ theo cách “mềm mỏng”, có lẽ, họ sẽ không phải đối mặt với cái giá của một cuộc chơi “không danh dự” tại châu Á.

Phái đoàn Trung Quốc đe dọa: Nhật Bản đừng đùa với lửa

Cựu Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đường Gia Triền đã lớn tiếng cảnh báo Tokyo “chớ đùa với lửa” khi ông này vừa tới thăm Nhật Bản.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm