Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Trung Quốc phải chấp nhận phán quyết của tòa quốc tế'

Thành viên Tòa trọng tài thường trực La Haye (Hà Lan) nhận định, TQ phải chấp nhận phán quyết từ tòa án trong vụ kiện của Philippines nếu họ không muốn bị xem là nước phạm pháp.

Toàn cảnh hội thảo quốc tế về hoạt động xây đảo nhân tạo trên Biển Đông diễn ra sáng 25/7. Ảnh: Mai Nhật
Toàn cảnh hội thảo quốc tế về hoạt động xây đảo nhân tạo trên Biển Đông sáng 25/7. Ảnh: Mai Nhật

Hội thảo quốc tế về chủ đề Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với Hòa bình, an ninh và kinh tế thương mại khu vực diễn ra sáng 25/7 tại Dinh Thống nhất (TP HCM). Sự kiện do ĐH Luật TP HCM phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam tổ chức. 

Hội nghị quy tụ nhiều chuyên gia quốc tế như GS. TS. Erik Frankx (Đại học VrijeUniversiteit Brussel (VUB), Bỉ), Phó đô đốc Anup Singh (nguyên Tổng Tư lệnh Lực lượng Hải quân miền Đông Ấn Độ), GS.TS. Jay L. Batongbacal (Giám đốc, Viện Các vấn đề Hàng hải và Luật Biển, Philippines). 

GS. TS. Mai Hồng Quỳ (ĐH Luật TP HCM) cho biết hội thảo diễn ra trong giai đoạn Trung Quốc đẩy nhanh xây dựng và cải tạo với quy mô lớn các công trình cùng đảo nhân tạo, nhằm củng cố sự chiếm đóng trái phép đối với các đảo, bãi cạn và đá trong cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Nữ giáo sư khẳng định hành động của Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng của khu vực Biển Đông nói chung và quần đảo Trường Sa nói riêng, tạo căng thẳng, đồng thời cản trở quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan đến Biển Đông, đe dọa hòa bình và an ninh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng hải cũng như hàng không quốc tế, thương mại, hợp tác kinh tế trong khu vực.

GS. TS. Erik Frankx, thành viên Tòa trọng tài thường trực La Haye, trao đổi với đại biểu tại hội thảo. Ảnh: BTC
GS. TS. Erik Frankx (phải), thành viên Tòa trọng tài thường trực La Haye, trao đổi với đại biểu tại hội thảo. Ảnh: BTC

Là nhà nghiên cứu kiêm thành viên Tòa trọng tài thường trực The Hague (Hà Lan), GS. TS. Erik Frankx đánh giá việc Philippines kiện Trung Quốc vì tranh chấp lãnh thổ là một diễn biến rất quan trọng, vì "lần đầu tiên trong lịch sử, vấn đề tranh chấp trên Biển Đông được đưa ra giải quyết bằng biện pháp tư pháp, thông qua một vụ kiện”. 

Bắc Kinh đã nhiều lần tỏ rõ quan điểm không tham gia vụ kiện do Philippines khởi xướng và khăng khăng giải quyết song phương. 

Trả lời Zing.vn, giáo sư Frankx phân tích, theo thông lệ luật pháp quốc tế, các bên phải đăng ký tham gia, hoặc không tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đặc biệt ở chỗ nó quy định sự tham gia cơ chế này là bắt buộc đối với các bên. 

Khi một nước đã phê chuẩn UNCLOS và đồng ý những quy định về cơ chế bắt buộc thì vụ kiện vẫn diễn ra, bất kể họ chấp nhận tham gia hay không. Một trường hợp thực tiễn là vụ kiện giữa Mỹ và Nicaragua (1984). 

Washington khi đó cũng khẳng định không tham gia phiên tòa. Tòa án Tư pháp Quốc tế (ICJ) đã ra phán quyết theo hướng có lợi cho Nicaragua. Ban đầu, Mỹ không công nhận quyết định. Tuy nhiên, sau nhiều năm, Washington cuối cùng chấp nhận phán quyết, từ đó thảo luận với Nicaragua để giải quyết vấn đề tranh chấp.

Phiên tòa xem xét vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc về Biển Đông diễn ra tại Cung điện Hòa bình trong bầu không khí tập trung và căng thẳng.
Phiên tòa xem xét vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc về Biển Đông diễn ra tại Cung điện Hòa bình ở Hà Lan. Ảnh: Rapler

Giáo sư Frankx nhận định, tuy Trung Quốc kiên quyết không tham gia vụ kiện, phán quyết của tòa án vẫn có tác động đáng kể đối với những nước liên quan. Thông thường, các quốc gia sẽ tuân thủ phán quyết của tòa án.

"Cộng đồng quốc tế chỉ có 200 thành viên. Tôi tin rằng không nước nào muốn đứng bên ngoài cộng đồng này và bị xem là một nước vi phạm pháp luật. Trung Quốc tự nhận là một cường quốc thì họ buộc phải tuân thủ luật pháp quốc tế", giáo sư Frankx nhấn mạnh. 

'Philippines thắng kiện TQ sẽ khích lệ các nước khác'

Tại hội thảo quốc tế về Biển Đông tại Mỹ, một số chuyên gia quốc tế bày tỏ kỳ vọng Philippines sẽ chiến thắng trong vụ kiện những tuyên bố chủ quyền sai trái của Trung Quốc.

Bất chấp căng thẳng, Trung Quốc tập trận ở Biển Đông

Hải quân Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận 10 ngày ở Biển Đông, bất chấp những căng thẳng đang gia tăng trong khu vực.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm