Hành khách từ Trung Quốc làm thủ tục nhập cảnh, bao gồm cung cấp xét nghiệm Covid-19 âm tính tại sân bay Narita của Nhật Bản. Ảnh: Kyodo News. |
Theo South China Morning Post, quyết định của Trung Quốc được đưa ra hơn một tuần sau khi Đại sứ quán Nhật Bản ở thủ đô Bắc Kinh cho biết đã dỡ bỏ những hạn chế về cấp thị thực cho công dân Trung Quốc.
CGTN dẫn lời Cục quản lý Di dân Quốc gia Trung Quốc ngày 29/1 cho biết cơ quan này đã tái khởi động việc cấp thị thực tại cửa khẩu, cũng như khôi phục chính sách quá cảnh trong 72-144 tiếng tại Trung Quốc mà không cần visa đối với công dân Nhật Bản.
Trước đó, hôm 10/1, Bắc Kinh đã dừng cấp thị thực cho công dân Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm đáp trả lại những hạn chế về đi lại được 2 quốc gia này áp dụng lên người đến từ Trung Quốc.
Hôm 19/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã kêu gọi các nước sớm dỡ bỏ hạn chế về di chuyển đối với người dân Trung Quốc.
Vào năm 2019, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, khoảng 9,59 triệu du khách Trung Quốc đã tới Nhật Bản, chiếm khoảng 30% tổng số khách du lịch nước ngoài tại quốc gia này.
Theo dữ liệu của chính phủ Nhật Bản, khách du lịch Trung Quốc đã bỏ ra khoảng 13,6 tỷ USD, chiếm 36,8% tổng chi tiêu của khách du lịch tại quốc đảo này.
Tuy đã tái khởi động việc tiếp nhận đơn cấp thị thực cho công dân Nhật Bản vào Trung Quốc, Bắc Kinh chưa cho biết thời điểm có hành động tương tự đối với người tới từ Hàn Quốc.
Vào hôm 27/1, chính phủ Hàn Quốc đã kéo dài lệnh hạn chế cấp thị thực ngắn hạn đối với những người tới từ Trung Quốc cho đến hết tháng 2.
Từ ngày 8/1, Trung Quốc đã mở cửa biên giới và dỡ bỏ các biện pháp kiểm dịch do có thay đổi trong tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước.
Sự bùng nổ của Trung Quốc
Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Sự bùng nổ của Trung Quốc” do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản tháng 4/2021. Cuốn sách phác thảo bối cảnh diễn ra sự bùng nổ tư bản (vốn) của Trung Quốc và cơ cấu tổ chức xã hội - chính trị những năm 1980 dẫn tới sự bùng nổ này; đồng thời, khám phá những tác động, phạm vi mang tính toàn cầu của sự bùng nổ kinh tế thị trường ở Trung Quốc, từ đó xây dựng một lăng kính giúp chúng ta có thể đánh giá triển vọng phát triển của Trung Quốc một cách toàn diện và đầy đủ hơn.