Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc muốn dẫn nước từ hồ lớn nhất thế giới để giải hạn

Đường ống dự kiến dài 1.000 km xuyên Mông Cổ, dẫn nước từ hồ Baikal ở Nga về Lan Châu, thủ phủ của Cam Túc, tỉnh nằm ở vùng đất khô hạn tây bắc Trung Quốc.

Thông tin về dự án được đề cập trong một bài báo đăng trên tờ Global Times của Trung Quốc đầu tuần này. Bài báo viết đường ống dẫn nước từ hồ Baikal sẽ giải tỏa "cơn khát tuyệt vọng" của tỉnh Cam Túc, nơi có lượng mưa chỉ 380 mm mỗi năm.

Đường ống sẽ bắt đầu từ điểm cực tây nam của hồ Baikal, hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, nằm ở vùng Siberia của Nga. Đường ống chạy xuyên qua Mông Cổ và đến Lan Châu, Cam Túc thông qua hành lang Hà Tây, vùng sa mạc gần điểm cực tây của Vạn Lý Trường Thành.

duong ong dan nuoc tu ho Baikal den Trung Quoc anh 1
Đường ống dẫn nước từ hồ Baikal dự kiến xuyên qua Mông Cổ đến Lan Châu, dài khoảng 1.000 km. Đồ họa: Guardian.

Guardian trích lời chuyên gia Li Luoli, một trong những người ủng hộ siêu dự án, cho biết dự án vừa khả thi về lý thuyết vừa "chắc chắn mang lại lợi ích" cho Trung Quốc. Trước mắt, dự án được cho là sẽ kích thích "môi trường sinh thái" và cả kinh tế của Cam Túc vốn bị ảnh hưởng nặng nề do hạn hán.

Dự án đầy tham vọng cũng cho thấy sự nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nước mà Trung Quốc đang đối mặt. Trung Quốc chiếm 20% dân số thế giới song chỉ có 7% lượng nước ngọt trên Trái Đất.

Nhiều vùng, đặc biệt là miền bắc, đang phải hứng chịu tình trạng thiếu nước nghiêm trọng do tác động của đô thị hóa, lãng phí nước và ô nhiễm môi trường. Năm 2005, bộ trưởng Bộ Tài nguyên Nước của Trung Quốc khi đó, Wang Shucheng, cảnh báo nhiều thành phố ở miền bắc, bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh, sẽ cạn kiệt nước từ năm 2020.

Kế hoạch dẫn nước từ vùng Siberia cũng không phải lần đầu tiên xuất hiện. Năm ngoái, Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Alexdander Tkachev đề nghị dẫn nước từ Nga qua Kazakhstan đến Tân Cương, một vùng khô hạn khác ở tây bắc Trung Quốc. Tuy nhiên, Nga đưa ra điều kiện các bên phải đảm bảo mọi lợi ích của Nga, bao gồm cả vấn đề môi trường.

Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước Tass của Nga trích lời các chuyên gia cho biết "việc cung cấp nước ngọt cho Trung Quốc có thể trở thành lĩnh vực xuất khẩu đầy hứa hẹn của Nga". Dù vậy, Bắc Kinh được cho là phải dùng đến các "biện pháp chính trị và ngoại giao" mới có thể thuyết phục được Moscow trong dự án Baikal - Lan Châu.

Hiện tượng sóng hóa băng trên hồ Baikal Dưới nhiệt độ khắc nghiệt của mùa đông, từng đợt sóng trên hồ Baikal, phía Nam Siberia thuộc Nga, nhanh chóng hóa băng khi đánh vào mặt đất.

Trung Quốc chi hơn 27 tỷ USD xây đường sắt đến biên giới Nga

Chính quyền tỉnh Hắc Long Giang ở đông bắc Trung Quốc đã phân bổ 170 tỷ nhân dân tệ (hơn 27,7 tỷ USD) để xây dựng tuyến đường sắt chạy đến biên giới với Nga.

Cuộc sống đảo lộn vì thiếu nước giữa nắng nóng ở Ấn Độ

Do hệ thống vòi nước ngừng hoạt động từ lâu, phần lớn người dân tại một thành phố ở Ấn Độ phải chờ đợi nhiều giờ dưới ánh nắng gay gắt hàng ngày để lấy nước.

Đông Phong

Bạn có thể quan tâm