Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc mua 35 tỷ USD nhiên liệu giá rẻ từ Nga

Xung đột và đòn trừng phạt khiến nhiều nước xa lánh các mặt hàng năng lượng từ Nga, nhưng Trung Quốc vẫn mua 35 tỷ USD nhiên liệu của nước này kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra.

Theo Bloomberg, Trung Quốc vẫn đang đẩy mạnh mua vào năng lượng của Nga. Kể từ khi xung đột tại Ukraine nổ ra, Bắc Kinh đã mua tổng cộng 35 tỷ USD dầu thô, các sản phẩm từ dầu, khí đốt tự nhiên và than đá từ Nga. Cách đây một năm, con số chỉ là 20 tỷ USD.

Trên thực tế, giá trị nhập khẩu tăng cao một phần do giá năng lượng tăng vọt vì xung đột và các đòn trừng phạt qua lại. Dù vậy, Trung Quốc vẫn nhập khẩu nhiều hơn, đôi khi với giá rẻ.

Bắc Kinh đẩy mạnh mua vào năng lượng Nga trong bối cảnh các quốc gia trên khắp thế giới xa lánh những lô hàng từ Moscow.

nang luong Nga anh 1

Trung Quốc đã mua tổng cộng 35 tỷ USD dầu thô, các sản phẩm từ dầu, khí đốt tự nhiên và than đá từ Nga trong vòng 6 tháng qua. Ảnh: Reuters.

Nhà cung cấp nhiên liệu hàng đầu

Trong tháng 7, lượng than được Trung Quốc mua từ Nga đã tăng 14% so với cùng kỳ năm trước lên 7,4 triệu tấn, đánh dấu mức kỷ lục. Trong khi đó, than cốc, được sử dụng nhiều trong ngành thép, tăng tới 63% lên 2 triệu tấn.

Nga hiện là nhà cung cấp nhiên liệu hàng đầu của Trung Quốc. Moscow đã vượt mặt Indonesia sau khi Jakarta quyết định tăng giá nhiên liệu.

Trong tháng 7, Bắc Kinh nhập khẩu 7,15 triệu tấn dầu thô từ Nga, thấp hơn tháng trước, nhưng vẫn cao hơn 8% so với cùng kỳ năm 2021. Nga cũng là nguồn cung hàng đầu cho các nhà máy lọc dầu ở đất nước 1,4 tỷ dân.

Trong khi đó, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Trung Quốc giảm so với tháng 6 xuống còn khoảng 410.000 tấn, nhưng vẫn cao hơn cùng kỳ năm ngoái 20%.

Lượng hàng hóa Nga được nhập khẩu vào Trung Quốc

NhãnThan Than cốc Dầu thôLNGNhôm Đồng tinh luyện
Lượng hàng hóa nhập khẩu nghìn tấn 7400200071504103920
Mức tăng so với cùng kỳ năm 2021 % 146382016-20

Con số trên không tính đến lượng khí đốt tự nhiên được vận chuyển sang Trung Quốc qua đường ống. Tuy nhiên, các lô hàng LNG vẫn là kênh vận chuyển chính tới nước này.

Kinh tế Trung Quốc đang giảm tốc tăng trưởng do ảnh hưởng của các đợt bùng phát dịch Covid-19. Hoạt động di chuyển, sản xuất và vận tải bị gián đoạn ảnh hưởng tới nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc.

Tuy nhiên, đất nước 1,4 tỷ dân vẫn tăng chi tiêu cho năng lượng của Nga lên 7,2 tỷ USD trong tháng 7. Một năm trước đó, con số chỉ là 4,7 tỷ USD. Các lô hàng nhiên liệu cũng chiếm tới 70% xuất khẩu từ Nga vào Trung Quốc.

Trong khi đó, nhập khẩu đồng tinh luyện giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 20.396 tấn. Mức giảm của nickel tinh luyện khoảng 10%, đưa lượng nhập khẩu về 3.286 tấn.

Còn nhập khẩu nhôm tăng 16% lên 39.053 tấn, nhập khẩu paladi tăng 29% lên 2.350 kg, nhập khẩu lúa mì tăng 52% lên 3.314 tấn.

Hưởng lợi nhờ giá rẻ

Trung Quốc cũng hưởng lợi từ cuộc chiến giá dầu sau khi Nga trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu của Trung Quốc. Do đó, Iran buộc phải hạ giá dầu thô để giành lại chỗ đứng, khiến giá dầu Iran đã rẻ nay còn rẻ hơn nữa.

"Bắc Kinh sẽ hưởng lợi từ cuộc đua giảm giá dầu giữa Iran và Nga", Bloomberg dẫn lời ông Vandana Hari - nhà sáng lập Vanda Insights (có trụ sở ở Singapore) - bình luận.

"Điều đó sẽ khiến các nước sản xuất vùng Vịnh bất an. Bởi dầu thô giá rẻ đã tràn ngập thị trường quan trọng của họ", ông nói thêm.

nang luong Nga anh 2

Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới - tranh thủ mua vào dầu Nga với giá rẻ. Ảnh: CNN.

Các nhà máy lọc dầu tư nhân của Trung Quốc mua nhiều dầu thô Nga và Iran. Bởi với họ, nguồn dầu giá rẻ rất quan trọng. Không giống những nhà máy quốc doanh, các công ty này bị ràng buộc bởi những quy định về xuất khẩu nhiên liệu.

Trong khi đó, Moscow vẫn kiếm được nhiều tiền từ việc xuất khẩu năng lượng, bất chấp Mỹ và Liên minh châu Âu đã lên kế hoạch cấm nhập khẩu than và dầu từ Nga để chặn nguồn thu quan trọng của Điện Kremlin.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, doanh thu từ xuất khẩu dầu của Nga đã tăng 1,7 tỷ USD trong tháng 5 lên 20 tỷ USD vào tháng 6. Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình năm 2021 là 15 tỷ USD.

Giá dầu thế giới tiếp tục giảm mạnh

Giá dầu tiếp tục chuỗi ngày giảm khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung có dấu hiệu thuyên giảm. Sản lượng dầu toàn cầu được kỳ vọng tăng lên, trong khi nhu cầu có nguy cơ đi xuống.

Giá dầu thế giới trở lại đà tăng

Nỗi sợ suy thoái và lo ngại về nguồn cung eo hẹp thay nhau chi phối thị trường dầu. Hiện, giá dầu trở lại đà tăng sau khi rủi ro suy thoái giảm bớt, nguy cơ khan hiếm tăng lên.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm