Theo Reuters, sự hỗ trợ của Trung Quốc vào lúc này được xem là cần thiết với EU, vì khối đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung khẩu trang và đồ bảo hộ y tế mặc dù hồi đầu tháng này các nước trong khối đã cố gắng bàn bạc tìm hướng xử lý cho vấn đề này.
"Trung Quốc đã không quên rằng vào tháng 1, khi Trung Quốc là tâm điểm của đợt bùng phát, Liên minh châu Âu đã giúp đỡ", bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, phát biểu trong một đoạn video được đăng tải trên Twitter, nhắc lại việc EU đã ủng hộ 50 tấn thiết bị y tế cho Trung Quốc vào tháng 1.
"Hôm nay chúng tôi trở thành tâm điểm của đại dịch virus corona toàn cầu, và chúng tôi cũng cần đồ bảo hộ. Chúng tôi đang tăng năng lực sản xuất... nhưng việc đó phải cần vài tuần, và trong lúc này chúng tôi rất biết ơn sự giúp đỡ từ Trung Quốc", bà von der Leyen cho biết thêm.
Trong cuộc phỏng vấn với báo Bild của Đức, bà von der Leyen thừa nhận các chính trị gia châu Âu đã đánh giá không chính xác về mối đe dọa của virus corona. Ảnh: EU. |
Chủ tịch uỷ ban châu Âu cho biết bà đã điện đàm với Thủ tướng Lý Khắc Cường, người đã nói rằng Trung Quốc có thể gửi ngày 200.000 khẩu trang N95, 2 triệu khẩu trang y tế và 50.000 bộ xét nghiệm Covid-19 tới châu Âu ngay lập tức.
Trước khi ông Lý đề nghị giúp đỡ, EU đã thất bại trong việc kêu gọi các công sản xuất đồ bảo hộ y tế gia tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu ở châu Âu.
Những nhà sản xuất này hầu hết đặt nhà máy tại Trung Quốc và các nước châu Á khác, và họ đang phải hoạt động hết công suất.
25 trong số 27 quốc gia EU đã đồng ý tham gia một chương trình mua chung các thiết bị bảo hộ y tế, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua sắm, giảm giá mặt hàng này và tránh cạnh tranh giữa các quốc gia thành viên.
Tuy nhiên, nhiều nước cũng đang cố gắng để thu mua thiết bị đơn phương, và tuần trước Trung Quốc cũng gửi riêng tới Italy các thiết bảo hộ bị y tế bao gồm khẩu trang.
Uỷ ban châu Âu đã thuyết phục thành công Pháp và Đức - hai nước sản xuất nhiều thiết bị y tế nhất của khối - dỡ bỏ các hạn ngạch xuất khẩu của họ để đảm bảo nguồn cung trên toàn châu Âu.