3h sáng 19/7, hai đoạn đê sông Trừ thuộc huyện Toàn Tiêu, tỉnh An Huy, đã bị phá bằng thuốc nổ để mở đường cho nước từ con sông đổ vào hai khu chứa nước lũ bên trong. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Đây là vụ phá đê thứ hai ven sông Trừ trong hai ngày liên tiếp, sau khi một đoạn đê khác bị cho nổ hôm 18/7 để dẫn nước vào một khu thoát nước lũ khác. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Nhân viên kỹ thuật hướng dẫn công nhân dùng máy xúc mở rộng đoạn đê bị cho nổ. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Sau nhiều ngày mưa lớn, mực nước trên sông Trừ, nhánh cấp 1 của sông Trường Giang, đã tăng lên nhanh chóng. Trong vòng 24 giờ từ 17 đến 18/7, nước sông đã dâng cao hơn 3 mét, theo Sina. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
"Để bảo đảm sự an toàn của người dân và các thành phố trong lưu vực sông, tỉnh An Huy đã quyết định sử dụng khu chứa nước lũ số 2 và số 3", theo CCTV. Trong ảnh, cánh đồng với nhiều mảng xanh biến thành biển nước đục ngầu sau khi nước từ sông Trừ đổ vào. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Nhân viên chuẩn bị thuốc nổ để phá đê trong đêm. Theo AP, phá đê điều để giải phóng nước lũ là biện pháp cực đoan từng được áp dụng trong trận lụt nghiêm trọng nhất Trung Quốc gần đây vào năm 1998. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Theo giới chức địa phương, tổng diện tích của 2 khu chứa nước lũ số 2 và số 3 là hơn 10 km2, và tổng dung tích là 60,71 triệu m3 nước. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Dự kiến sau khi 2 khu chứa nước đạt tối đa dung tích, mực nước sông Trừ giảm xuống khoảng 70 cm. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Hai đoạn đê bị phá cách nhau khoảng 2 km. Một người dân địa phương nói với Sina rằng họ đã được sơ tán trước đó, và được "trấn an tinh thần". Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Có 24 khu chứa nước lũ phân bố dọc hai bên sông Trừ, nhân khẩu trong vùng ảnh hưởng là 87.000 người. Trong ảnh, một ngôi nhà ven sông Trừ bị ngập đến nóc. Ảnh: Ziniu News. |
Tỉnh An Huy đã nâng mức ứng phó với lũ lên mức cao nhất tối 18/7. Mực nước trên dòng chính Trường Giang cũng như sông Hoài tại tỉnh này đã vượt mức báo động. Lưu vực sông Hoài dự báo có mưa lớn trong những ngày tới. Ảnh trên chụp đê chắn lũ Vương Gia Bá trên sông Hoài. Ảnh: Tân Hoa Xã. |