Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông

Tỉnh Hải Nam, miền nam Trung Quốc, thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông có hiệu lực từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8 năm nay.

Một tàu cá của Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Một tàu cá của Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Theo People's Daily, thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, thông báo "Phương án thực thi công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt trên biển của Thành phố Hải Khẩu năm 2015" trong đó cấm các hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản tại Biển Đông trong hai tháng rưỡi, bắt đầu từ 12h trưa nay.

Khu vực mà Trung Quốc đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá kéo dài từ 12 độ vĩ Bắc đến vùng biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông, bao gồm cả Vịnh Bắc Bộ.

Lệnh cấm đánh cá đơn phương này được Trung Quốc cho biết áp dụng với cả ngư dân trong nước và nước ngoài, bao gồm các nước cùng tuyên bố chủ quyền với Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.

Trong thời gian áp đặt lệnh cấm, nước này sẽ tịch thu tàu thuyền, thiết bị và cá của những ngư dân vi phạm, trừ một số tàu có "giấy phép hoạt động đặc biệt ở khu vực Trường Sa".

Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ tăng cường lực lượng tuần tra, chống "đánh bắt trộm" trong khu vực ban hành lệnh cấm.

Sau khi Trung Quốc ban hành lệnh, hơn 9.000 tàu đánh cá ở tỉnh Hải Nam và tỉnh Quảng Đông đã "trở về cảng, niêm phong và giao nộp lại giấy phép đánh cá", Timedg, trang mạng của thành phố Đông Hoán, Quảng Đông, cho hay.

Từ năm 1999, Trung Quốc đều đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Trước năm 2008, thời gian lệnh cấm hiệu lực từ 12h ngày 1/6 đến 12h ngày 1/8 cùng năm. Tuy nhiên, từ năm 2009, Bắc Kinh kéo dài lệnh cấm thêm 2 tuần.

Lệnh cấm vô giá trị

Bộ Ngoại giao Việt Nam và các nước trong khu vực từng nhiều lần tuyên bố phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông và khẳng định lệnh cấm đơn phương này vô giá trị. 

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm nay nêu rõ: "Chúng tôi kiên quyết phản đối quyết định vô giá trị này. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, phù hợp với các quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

"Việc phía Trung Quốc ra thông báo phạm vi và thời gian nghỉ đánh bắt cá ở Biển Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của Việt Nam theo đúng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982", người phát ngôn Lê Hải Bình khẳng định.

Trung Quốc tố ngược Mỹ gây căng thẳng ở Biển Đông

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ tố ngược rằng Mỹ đã "tăng gấp đôi mức chỉ trích" việc xây dựng cải tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông.

Mỹ thách thức hành động xâm lấn trái phép của Trung Quốc

Quân đội Mỹ đang xem xét khả năng đưa máy bay và tàu hải quân đến thẳng các khu vực Trung Quốc đang xây dựng và cải tạo đảo.

Đông A

Bạn có thể quan tâm