Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc bổ sung tàu hộ vệ tên lửa cho Hạm đội Đông Hải

Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A mang tên Kinh Châu vừa được biên chế cho Hạm đội Đông Hải, Trung Quốc trong buổi lễ được tổ chức tại quân cảng ở Chiết Giang.

Tàu Kinh Châu 532 của hạm đội Đông Hải Trung Quốc. Ảnh: China News>

Buổi lễ tiếp nhận tàu Kinh Châu diễn ra tại quân cảng thành phố Chu Sơn, tỉnh Chiết Giang, ngày 5/1. Tàu có số hiệu FFG532, do Trung Quốc tự chế tạo, có độ dài 135 m, rộng 16 m, lượng rẽ nước hơn 4.000 tấn. Đây là tàu Type 054A thứ 7 được phiên chế cho Hạm đội Đông Hải.

China News cho hay, Kinh Châu là chiến hạm chủ lực thế hệ mới của Trung Quốc, có thể độc lập tác chiến hoặc phối hợp với các đơn vị khác tấn công tàu chiến hoặc tàu ngầm của đối phương. Đồng thời, tàu này cũng có năng lực phòng không và cảnh giới tầm xa mạnh.

Type-054A, NATO định danh lớp Jiangkai II, là phiên bản nâng cấp từ tàu hộ vệ tên lửa Type-054. Theo IHS Jane's, tàu hộ vệ tên lửa lớp Jiangkai II được vũ trang một pháo hạm 76 mm và 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730 30 mm với tốc độ bắn 4.200 viên/phút. Năng lực chống ngầm dựa trên 2 hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-1200 và 2 cụm phóng ngư lôi hạng nhẹ 324 mm với 3 ống phóng/cụm. Hệ thống này có thể phóng ngư lôi hạng nhẹ Yu-7.

Các tàu hộ vệ tên lửa Type 054A về cơ bản giống Type 054, chỉ khác ở điểm vỏ tàu nhẹ và được cải thiện khả năng tác chiến trên không. Khi được đưa vào biên chế lần đầu tiên vào tháng 9/2008, các tàu khu trục Type 054A có khả năng hỗ trợ yêu cầu đa nhiệm. Dù chúng không có khả năng phòng không khu vực, nhưng hoàn toàn bảo vệ được các tàu lớn hơn.

Type 054A được Trung Quốc sử dụng rộng rãi, từng tham gia nhiều cuộc tập trận xa bờ, bảo vệ hàng hải ở Somalia và đặc biệt là nhiệm vụ tuần tra ở gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tranh chấp với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Hạm đội Đông Hải là một bộ phận của Hải quân Trung Quốc và hiện trụ sở của hạm đội đặt tại Ninh Ba, Chiết Giang. Từ những năm 1990 đến đầu những năm 2000, hạm đội Đông Hải vẫn là ưu tiên số một của hải quân. Đây cũng là hạm đội mạnh nhất của Trung Quốc giai đoạn này. Tuy nhiên, từ năm 2004 trở đi, tình hình bắt đầu thay đổi. Hạm đội Nam Hải được tiếp nhận gần như toàn bộ những tàu chiến mới nhất do công nghiệp đóng tàu Trung Quốc chế tạo.

Trong một diễn biến liên quan, Kyodo News ngày 4/1 dẫn thông tin từ một trung tâm thông tin ở Hong Kong cho hay, Trung Quốc đang nâng cấp thêm 5 tàu chiến cho lực lượng bảo vệ bờ biển. Theo trung tâm này, hoạt động nâng cấp 3 tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Giang Vệ đã hoàn tất, trong khi hai tàu khu trục lớp Lữ Đại dự kiến hoàn thành trong năm nay.

Trung Quốc có thể triển khai các tàu bảo vệ bờ biển không chỉ ở vùng biển gần quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, mà còn ở các vùng biển gần Việt Nam và Triều Tiên.

"Các tàu bảo vệ bờ biển vẫn được trang bị pháo tự động có khả năng phóng đạn cối và đạn xuyên giáp, đồng thời có tốc độ nhanh hơn so với phiên bản gốc sau khi giảm trọng lượng", Kyodo dẫn nguồn thông tin cho biết.

Thông tin trên xuất hiện chỉ một ngày sau khi lực lượng tuần duyên Nhật Bản phát hiện 4 tàu cảnh sát biển Trung Quốc có vũ trang tiến gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Một trong số 4 tàu là tàu Hải cảnh 31241 được trang bị súng Type 76A cỡ nòng 37 mm, trong khi Hải cảnh 31.239 cũng từng xuất hiện tại khu vực nhóm đảo tranh chấp vào ngày 26/12/2015.

Chuyên gia TQ thừa nhận tàu sân bay mới vẫn kém Mỹ

Hàng không mẫu hạm thứ 2 của Trung Quốc không có máy phóng, thiết kế nhỏ hơn nhiều so với chiến hạm cùng loại của Mỹ và chỉ để giúp hoàn thiện năng lực phòng thủ quốc gia.

Sức mạnh 3 tàu vừa gia nhập hạm đội Nam Hải

Tàu trinh sát điện tử 852 Hải Vương Tinh được trang bị 3 mái vòm radar lớn có khả năng ghi nhận bức xạ từ xa là tàu nổi bật nhất trong 3 chiếc mới của hạm đội Nam Hải, Trung Quốc.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm