Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc bao mua, củ sắn Việt Nam mang về gần 700 triệu USD

Từng là loại củ “cứu đói” nhưng sau này sắn đã phát triển thành cây hàng hóa. Loại củ này được Trung Quốc bao mua, giúp nước ta thu về gần 700 triệu USD trong những tháng đầu năm nay.

Sắn trước kia là một trong những loại củ “cứu đói” ở nước ta. Sau này, sắn trở thành cây trồng hàng hóa có thể sử dụng từ củ, thân đến lá để chế biến và xuất khẩu.

Khách hàng lớn nhất, gần như “bao mua” toàn bộ sắn và sản phẩm sắn của nước ta là Trung Quốc. Nhờ vậy, từ hàng giá rẻ, sắn đã trở thành loại củ "tỷ USD" đầu tiên của Việt Nam.

Thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan cho thấy tính đến giữa tháng 7 năm nay, nước ta đã xuất khẩu gần 1,5 triệu tấn sắn, giảm nhẹ so với con số 1,59 triệu tấn của cùng kỳ năm ngoái. Thế nhưng giá trị xuất khẩu đạt gần 684 triệu USD, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2023.

cu san xuat khau anh 1

Đặc biệt, tháng 6 vừa qua, nước ta xuất khẩu 141.228 tấn sắn và sản phẩm sắn, thu về 68 triệu USD, tăng mạnh 19,2% về lượng và tăng 31,7% về trị giá so với tháng trước đó.

Cũng giống như cà phê và hạt tiêu, điểm sáng của xuất khẩu sắn trong nửa đầu năm là giá tăng mạnh. Giá sắn và sản phẩm sắn xuất khẩu bình quân đạt 454 USD/tấn, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023.

Xét về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc tiếp tục là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam khi chiếm tỷ trọng lên tới 90,3% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành hàng.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, quốc gia tỷ dân này đã chi 569 triệu USD để nhập khẩu hơn 1,26 triệu tấn sắn từ Việt Nam. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sắn sang thị trường Trung Quốc tuy giảm 6% về lượng nhưng lại tăng 9% về giá trị.

cu san xuat khau anh 2

Các thương nhân ngành sắn Việt Nam đang kỳ vọng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sẽ khởi sắc từ tháng 7. Dự báo, nhiều nhà máy tại Trung Quốc có thể mua sắn lát trở lại khi tồn kho hàng của họ đang cạn dần do nhập khẩu giảm mạnh thời gian qua.

Trung Quốc đang nhập lượng lớn sắn và sản phẩm sắn từ Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp nước này đề nghị các nhà máy sản xuất của nước ta nên quan tâm đến vấn đề ổn định chất lượng và sản phẩm có tính nổi bật.

Năm ngoái, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn thu về 1,3 tỷ USD giảm 7,3% về trị giá so với năm 2022. Riêng thị trường Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,18 tỷ USD.

Trong đề án “Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, Bộ NN-PTNT xác định giữ vững thị trường tiêu thụ sắn hiện có (Trung Quốc, Hàn Quốc... ). Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường EU, Đông Bắc Á.

Mục tiêu, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của nước ta sẽ đạt kim ngạch 1,8-2 tỷ USD vào năm 2030.

Bộ Công Thương: Chưa nên giao tư nhân đầu tư điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương cho rằng trong giai đoạn đầu thực hiện đề án điện gió ngoài khơi, nên giao tập đoàn kinh tế nhà nước làm dự án thí điểm để tạo tiền đề hoàn thiện quy định pháp luật.

Thủy sản Việt là đối tác lớn thứ 5 ở Singapore

Trong 2 quý đầu năm nay, Việt Nam liên tục nằm trong top 5 đối tác cung cấp thủy sản nhập khẩu lớn nhất cho Singapore, nhờ cá phi lê đông lạnh và cá chế biến.

Người dân một xã chia nhau 75 tỷ đồng/năm nhờ nuôi trăm nghìn con rắn

Người dân xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) mỗi năm xuất bán ra thị trường hàng trăm vạn quả trứng rắn hổ mang, cho thu nhập hàng chục tỷ đồng.

https://vietnamnet.vn/trung-quoc-bao-mua-san-viet-nam-thu-ve-gan-700-trieu-usd-2304557.html

Theo Tâm An/Vietnamnet.vn

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm