Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc lãi 'nhẹ' nửa tỷ đồng/năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000 m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Đến xã Bình Đào (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) hỏi, ai cũng biết đến anh Cao Hữu Việt (SN 1990), chàng trai trẻ thành công với mô hình nuôi ốc bươu đen (ốc nhồi) trong ao lót bạt.

Hào hứng dẫn chúng tôi tham quan trại ốc, anh Việt chia sẻ bản thân sinh ra trong gia đình thuần nông nên từ nhỏ đã có "máu" chăn nuôi.

Năm 2014, anh tốt nghiệp Trường ĐH Đông Á với tấm bằng kỹ sư công nghệ thông tin và được một công ty IT ở Đà Nẵng nhận vào làm với mức lương khá cao.

Thế nhưng, cuối năm 2019, dịch Covid-19 bùng phát, anh bị mất việc khiến cuộc sống của gia đình rơi vào khó khăn.

Trong lúc bế tắc, anh Việt chợt nhớ một lần tham quan Hội An, anh được ăn món ốc bươu đen rất ngon, mọi người trong đoàn ai cũng thích. Nhưng hỏi ra mới biết loài đặc sản đồng quê này rất khó mua vì ở miền Trung ít người nuôi.

"Ốc bươu đen ngoài tự nhiên không còn nhiều, trái lại nhu cầu thị trường khá lớn, từ quán nhậu bình dân đến nhà hàng đều là khách hàng tiềm năng. Biết đây là cơ hội vàng nên tôi đã chớp lấy", anh Việt nhớ lại.

Thế nhưng, từ kỹ sư IT giờ lại về quê làm nông, chàng trai 9X vấp phải sự phản đối của gia đình. Tuy nhiên, sau nhiều lần khuyên can bất thành, mọi người cũng đành "xuôi theo số phận".

Với số vốn vỏn vẹn 35 triệu đồng, anh Việt mượn đất của cha mẹ để làm 8 ao lót bạt, mỗi ao khoảng 10 m. Khởi điểm, anh mua 4 kg trứng ốc giống ở Đồng Nai mang về ấp thủ công nhưng tỷ lệ nở chỉ 50%. Do là "tay ngang" chưa có kinh nghiệm nên lứa ốc thịt đầu tiên đã chết sạch, khiến anh tay trắng.

Không bỏ cuộc, anh Việt dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu tập tính của ốc và kỹ thuật nuôi. Dần dần, tỷ lệ ốc hao hụt vì bệnh được cải thiện, ốc ngày càng sinh trưởng tốt và diện tích hồ nuôi liên tục được anh mở rộng,...

Cho ăn đồ rẻ lại đẻ ra "vàng"

Hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay, anh Việt đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng gần 6.000 m2 hồ nuôi ốc thương phẩm.

Anh Việt tiết lộ nuôi ốc bươu đen vốn ít nhưng lời nhiều, bởi thức ăn của loài này rất đa dạng, rẻ và dễ tìm trong tự nhiên như mướp, xơ mít, lá môn, bèo, rong, rau củ quả hư... Đặc biệt, chúng là loài "siêu đẻ" nên chỉ cần đầu tư con giống lần đầu.

"Ốc bươu đen đẻ quanh năm và giá trứng ốc cũng khá cao nên thường được nông dân ví là vàng trắng. Trung bình, mỗi lần ốc mẹ có thể đẻ 70-150 trứng. Để ốc đẻ trứng thuận lợi, tôi tạo những khoảnh đất nhỏ quanh ao để chúng leo lên và đi thu hoạch trứng vào sáng sớm, vì khi trời nắng trứng sẽ khô", anh Việt phấn khởi nói.

Trứng ốc sau khi đẻ được anh Việt gom vào thùng xốp để ấp. Khoảng 15 ngày, trứng chuyển từ màu trắng sang đen, ốc sẽ nở. Tiếp đó, ốc con được thả xuống bể ươm khoảng 15 ngày, khi to bằng hạt đậu là có thể xuất bán ốc giống hoặc tiếp tục nuôi thêm 2-3 tháng nữa để bán ốc thịt.

tan tao do loi,  co phieu ita anh 3

Rời phố về quê nuôi ốc, chàng kỹ sư bỏ túi mỗi tháng khoảng 40 triệu đồng. Ảnh: Nguyễn Nam.

Hiện thị trường tiêu thụ ốc của anh Việt ở nhiều tỉnh, thành như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị... Tùy thời điểm ốc có giá khác nhau nhưng dao động 70.000-100.000 đồng/kg ốc thịt; 2-3 triệu đồng/kg ốc giống và 700.000 đồng đến 1,3 triệu đồng/kg trứng ốc.

Với hình thức nuôi gối vụ nên quanh năm anh Việt đều có ốc giống và ốc thương phẩm bán cho bạn hàng và khách có nhu cầu.

Vào mùa cao điểm, một ngày anh Việt có thể thu hơn 3 kg trứng, bán được khoảng 2,5-3 triệu đồng. Còn ốc thương phẩm mỗi năm anh xuất hơn 3 tấn. Trung bình mỗi tháng anh Việt có thể lãi ròng khoảng 40 triệu đồng, trừ hết chi phí, anh bỏ túi gần nửa tỷ đồng/năm.

Theo anh Việt, nghề nuôi ốc không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn giúp anh có nhiều thời gian ở bên gia đình, chăm sóc vợ con.

Chia sẻ về dự định tương lai, anh Việt cho biết, sắp tới sẽ mở rộng quy mô nuôi và anh đang ấp ủ dự định chế biến ốc bươu đen đóng hộp đưa vào siêu thị bán.

Người dân một xã chia nhau 75 tỷ đồng/năm nhờ nuôi trăm nghìn con rắn

Người dân xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) mỗi năm xuất bán ra thị trường hàng trăm vạn quả trứng rắn hổ mang, cho thu nhập hàng chục tỷ đồng.

Trúng sầu riêng, người dân một huyện ở Đắk Lắk mua hơn 1.000 ôtô

Chỉ trong vòng hai năm 2022 và 2023, người dân huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) đã mua hơn 1.000 chiếc ôtô các loại nhờ trúng sầu riêng.

https://vietnamnet.vn/ky-su-cong-nghe-ve-que-nuoi-oc-thu-nhe-lai-nua-ty-moi-nam-2304196.html

Theo Nguyễn Nam/Vietnamnet.vn

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm