Kỳ họp năm 2023 của Quốc hội Trung Quốc sẽ khai mạc ngày 5/3/2023. Ảnh: Reuters. |
Thông báo trên được giới chức Trung Quốc đưa ra ngày 30/12. Đây sẽ là kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Trung Quốc khóa 14, cũng là kỳ họp đầu tiên được tổ chức sau Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khoảng 3.000 đại biểu Quốc hội Trung Quốc sẽ tham dự kỳ họp. Các nội dung được quyết định sẽ bao gồm nhân sự cho vị trí chủ tịch nước, thủ tướng, các phó thủ tướng, các thành viên Quốc vụ viện, chánh án tòa án tối cao và viện trưởng viện kiểm sát tối cao.
Năm 2018, Quốc hội Trung Quốc đã loại bỏ quy định giới hạn nhiệm kỳ của chủ tịch nước.
Trong khi đó, đương kim Thủ tướng Lý Khắc Cường không tham gia Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX. Ông đã đảm nhiệm cương vị này trong hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Nhân vật đứng thứ hai trong danh sách ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa XX là cựu Bí thư Thành ủy Thượng Hải Lý Cường.
Quốc hội Trung Quốc là cơ quan lập pháp tối cao của quốc gia đông dân nhân thế giới. Đại biểu của cơ quan này đến từ khắp đất nước và được bầu lại mỗi năm năm. Mỗi năm, Quốc hội Trung Quốc họp một khóa để đánh giá báo cáo công tác của chính phủ, phê duyệt ngân sách và thông qua các luật.
Kỳ họp của Quốc hội Trung Quốc thường diễn ra đồng thời với kỳ họp của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân (Chính hiệp) Trung Quốc vào đầu tháng ba mỗi năm, kéo dài khoảng hai tuần.
Sự bùng nổ của Trung Quốc
Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Sự bùng nổ của Trung Quốc” do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản tháng 4/2021. Cuốn sách phác thảo bối cảnh diễn ra sự bùng nổ tư bản (vốn) của Trung Quốc và cơ cấu tổ chức xã hội - chính trị những năm 1980 dẫn tới sự bùng nổ này; đồng thời, khám phá những tác động, phạm vi mang tính toàn cầu của sự bùng nổ kinh tế thị trường ở Trung Quốc, từ đó xây dựng một lăng kính giúp chúng ta có thể đánh giá triển vọng phát triển của Trung Quốc một cách toàn diện và đầy đủ hơn.