Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc âm thầm đứng sau đại dịch đốt phá rừng toàn cầu

Ít bị chú ý nhưng Trung Quốc là một trong những "thủ phạm" chủ chốt gây ra đại dịch đốt phá rừng toàn cầu, đặc biệt tại các quốc gia như Brazil và Indonesia.

Theo Nikkei Asian Review, thời gian qua hàng chục nghìn km2 rừng nhiệt đới tại Brazil và Indonesia đã bị lửa thiêu rụi. Các bằng chứng cho thấy nông dân hai quốc gia này đốt rừng để lấy đất trồng trọt và chăn nuôi. 

Hàng loạt tập đoàn nông nghiệp, các nhà đầu tư, ngân hàng, công ty hàng tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu bị chỉ trích dữ dội vì "đổ dầu" vào các đám cháy rừng. Trong khi đó, Trung Quốc - một “thủ phạm” lớn đứng sau nạn phá rừng toàn cầu - ít bị chú ý.

Từ đầu thập niên 2000, nhu cầu tiêu thụ đậu nành, dầu cọ, và thịt bò của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tăng chóng mặt, thổi bùng làn sóng đốt rừng để lấy đất canh tác, chăn nuôi ở các quốc gia khác.

chay rung anh 1
Một khoảng rừng Amazon bị thiêu trụi. Ảnh: Getty Images

Ba nước gần đây đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ cháy rừng bao gồm Brazil, Indonesia, và Malaysia. Đây cũng là 3 quốc gia xuất khẩu các loại nông sản như đậu nành, dầu cọ hay thịt bò lớn nhất thế giới.

Từ năm 2000, ngành công nghiệp dầu cọ phát triển nhanh chóng tại Indonesia để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ Trung Quốc. Năm 2018, Indonesia xuất khẩu 4,17 triệu tấn dầu cọ sang Trung Quốc. Điều đó có nghĩa 40.000 km2 rừng đã bị đốt phá để nông dân Indonesia lấy đất trồng dầu cọ.

Tại Brazil, nạn đốt phá rừng Amazon có mối quan hệ trực tiếp với ngành chăn nuôi gia súc. Ngành nông nghiệp này bùng nổ ở quốc gia Nam Mỹ do nhu cầu xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc tăng nhanh. Tổng giá trị xuất khẩu thịt bò từ Brazil sang Trung Quốc từ 5 triệu USD vào năm 2010 nhảy vọt lên đến 939 triệu USD vào năm 2017.

chay rung anh 2
Đốt rừng để trồng cọ ở Indonesia. Ảnh: Reuters.

Theo Nikkei, các doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc không có ý định tìm kiếm nguồn cung bền vững, và không không đưa ra bất kỳ cam kết nào về việc bảo vệ môi trường và chống hành vi phá rừng. Do đó, các công ty Trung Quốc nhập khẩu thịt bò, dầu cọ, hay đậu nành sẵn sàng mua hàng từ các nhà cung cấp chuyên phá rừng.

Các thương hiệu thực phẩm Trung Quốc ít tiếng tăm hơn những thương hiệu đến từ phương Tây. Do đó, các nhà nhập khẩu nông sản Trung Quốc phần nào tránh được sự chú ý của truyền thông quốc tế. Các báo cáo, điều tra từ một số tổ chức phi chính phủ cũng tập trung nhiều hơn vào những nhãn hiệu phương Tây.

Hàng loạt công ty tại Mỹ và châu Âu đối mặt với áp lực không được nhập khẩu nông sản từ các nguồn cung không bền vững. Vì thế, các công ty xuất khẩu ở Malaysia và Indonesia ngày càng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Giới chuyên gia cảnh báo nếu Trung Quốc tiếp tục mua ồ ạt nông sản bất chấp nguồn gốc, tình trạng đốt phá rừng nhiệt đới sẽ còn tiếp tục diễn biến tồi tệ.

‘Sữa là ngành hàng khó nhất nhưng đã xuất được vào Trung Quốc’

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết sữa là ngành hàng xuất khẩu có điều kiện khó nhất. Việc xuất được lô sữa đầu tiên sang Trung Quốc mang tính bước ngoặt cho ngành nông nghiệp.

Trung Quốc lợi dụng 'Vành đai và Con đường' để bán vũ khí

Nhờ sáng kiến hạ tầng "Vành đai và Con đường", Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí và đang vươn lên cạnh tranh với Mỹ và Nga.




Minh Đức

Bạn có thể quan tâm