Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trưng bày tài liệu đã giải mật về Hiệp định Paris 1973

Triển lãm các tư liệu xung quanh việc ký kết và thực thi Hiệp định Paris về Việt Nam đang diễn ra tại TP.HCM với nguồn tư liệu từ cả hai bên của cuộc chiến.

Trên một hình tròn mô phỏng chiếc bàn, 32 chiếc ghế hàng trước được chia đều cho 4 phái đoàn: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Mỗi phái đoàn ngồi có 8 chiếc ghế, những người Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngồi cạnh phái đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, ngăn cách với 2 đoàn còn lại bằng các thư ký của cuộc đàm phán.

Đó là sơ đồ xếp chỗ ngồi của Hội nghị Paris về Việt Nam ở Pháp năm 1972, tất cả được vẽ tay bằng bút xanh, với phần mực đỏ ghi tên người đứng đầu phái đoàn Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.

Văn bản trên hiện được trưng bày tại triển lãm Hiệp định Paris về Việt Nam - Cánh cửa đến hòa bình do Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh cùng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 tổ chức.

tai lieu ve Hiep dinh Paris anh 1
Khách tham quan tại triển lãm vào ngày khai mạc 31/8. Ảnh: P.T.

Triển lãm bao gồm 120 hồ sơ tư liệu, hình ảnh với 3 nội dung trọng tâm: tiến trình đàm phán và ký kết hiệp định Paris về Việt Nam, việc thực thi hiệp định và trao trả tù nhân; đấu tranh chống phá hoại hiệp định.

Các tư liệu trưng bày trong bảo tàng chủ yếu ghi lại sự kiện diễn ra từ năm 1968 - 1973, một số tư liệu đáng chú ý bao gồm sơ đồ chỗ ngồi của 4 phái đoàn trên bàn đàm phán Hiệp định Paris, quá trình cuộc đàm phán tiến từ 2 đến 3 rồi cuối cùng là 4 bên... 

Ông Châu Phước Hiệp, Phó giám đốc Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, cho biết phần tài liệu do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 cung cấp trong khi hình ảnh do bảo tàng Chiến tích Chiến tranh sưu tầm và có sử dụng tư liệu từ sách vở của các nhà sử học nước ngoài.

tai lieu ve Hiep dinh Paris anh 2
Ông Châu Phước Hiệp, Phó giám đốc Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Ảnh: P.T.

Ông cũng nói rằng Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 2 vốn là nơi giữ tài liệu của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, vì vậy triển lãm lần này có thể mang lại một có nhìn đa chiều hơn.

"Chúng tôi muốn nhìn nhận phía bên kia người ta nhìn nhận các vấn đề như thế nào. Ngày xưa các tài liệu này là mật, giờ có thể công khai. Vì vậy, chúng ta có thể đánh giá sự kiện khách quan bằng nhiều góc nhìn khác nhau, không chỉ từ góc của riêng mình", ông nói.

"Các tài liệu này sẽ cho chúng ta biết quá trình đấu tranh chính trị và ngoại giao đã diễn ra gay go như thế nào. Ngay cả việc 4 bên ngồi như thế nào, ngang hàng ra sao, tất cả đều là đấu tranh".

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 31/8/2018 đến 28/2/2019 tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, TP.HCM.

Thế hệ John McCain ra đi, quan hệ Việt - Mỹ sẽ thay đổi mãi mãi

Trong suốt nhiều thập niên sau chiến tranh, John McCain cùng các cựu binh đã đóng góp nhiều vào "chiều kích con người", một màu sắc rất riêng cho mối quan hệ Việt Nam - Mỹ.

Họa sĩ Hà Lan tìm cha mẹ Việt: Ước gì ‘chưa có cuộc chia ly’

Cô nhi viện nơi anh Arjen IJff bị bỏ rơi giờ đã thành quảng trường thành phố Vĩnh Long. “Nhân chứng” duy nhất còn sót lại là một cây me được trồng bên dòng sông Cổ Chiên.



Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm