Bên cạnh toạ đàm về thơ diễn ra trong sáng 5/2, hoạt động trưng bày hiện vật còn lưu giữ của các thế hệ nhà thơ nổi tiếng cũng thu hút du khách tham quan. Được người quen giới thiệu, Nguyễn Ngọc Ánh (sinh viên Đại học Văn hoá Hà Nội) đến hội thơ và cho biết: "Tôi vốn có niềm đam mê với thơ ca, nên khi đến đây, tôi cảm thấy rất hào hứng và mong được giao lưu với các nhà thơ nổi tiếng". |
Những hiện vật như máy đánh chữ của nhà thơ Thi Hoàng, máy đánh chữ của nhà thơ Trần Đăng Khoa, đài National Panasonic của nhà thơ Giang Nam, vali mây đựng bản thảo của nhà thơ Tú Mỡ… được trưng bày tại triển lãm. |
Xe đạp của nhà thơ Nguyễn Viết Lãm được trưng bày tại hội thơ. |
"Anh đợi em: một ngày mới bắt đầu", trích bản thảo thơ viết tay của Giang Nam năm 1963. |
Bên cạnh đó, nhiều du khách được chiêm ngưỡng những hình ảnh hiếm hoi về các nhà thơ nổi tiếng như Lưu Trọng Lư, Tú Mỡ, Xuân Diệu, Tế Hanh... |
Hội thơ cũng là cơ hội giúp những người yêu thi ca gặp, giao lưu, học hỏi với nhau. |
“Nhà ký ức như một bảo tàng thơ Việt Nam thu nhỏ, tôi thật sự xúc động khi nhìn thấy những kỷ vật, những lời thơ được tái hiện lại của các thế hệ nhà thơ gạo cội mà tôi biết”, nhà văn Lê Phương Liên chia sẻ. |
“Nhà ký ức” của bảo tàng văn học Việt Nam được đặt tại trung tâm Hoàng thành giúp du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những hiện vật và hình ảnh sống động về các nhà thơ Việt Nam nổi tiếng. |
Dù thời tiết xuất hiện mưa phùn đến mưa rào, hội thơ vẫn thu hút đông đảo người tham quan, chụp ảnh lưu giữ kỷ niệm. |
Sự kiện năm nay còn có hoạt động "Đường sách" gồm nhiều gian hàng của các nhà xuất bản, đơn vị hoạt động xuất bản, thu hút độc giả với những ấn phẩm thơ được yêu mến. |