Theo Forbes, tài sản cá nhân của Warren Buffett, thiên tài đầu tư Phố Wall, đã giảm hụt 7,3 tỷ USD chỉ trong một năm. Khoản lỗ khổng lồ này nhiều hơn bất kỳ tỷ phú nào khác trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ của Forbes, đẩy ông trở thành tỷ phú đầu tư lỗ nhiều nhất trong năm qua.
Bên cạnh đó, tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway của ông cũng giảm 5% tài sản trong năm 2020.
Ông trùm dầu mỏ Harold Hamm mất 42% tài sản nhưng vẫn không mất nhiều tiền như Buffett. Ước tính, tài sản của Harold Hamm đã mất 3,7 tỷ USD và còn 5,1 tỷ USD.
Dù mất hơn 7,3 tỷ USD, Warren Buffett vẫn xếp thứ tư trong danh sách những người giàu nhất nước Mỹ với khối tài sản ước tính 73,5 tỷ USD. CEO Amazon, ông Jeff Bezos, vẫn tiếp tục đứng đầu danh sách này với khối tài sản có lúc vượt 200 tỷ USD nhờ giá cổ phiếu Amazon tăng mạnh.
![]() |
"Thiên tài đầu tư" Warren Buffett mất 7,3 tỷ USD bởi những khoản đầu tư thua lỗ trong năm nay. Ảnh: Reuters. |
Năm 2020 là một năm u ám cho nền kinh tế thế giới khi nhiều nhà đầu tư liên tục báo lỗ hoặc ngần ngại rót vốn vào tình hình thị trường ảm đạm. Ngành kinh doanh giải trí và sòng bạc cao cấp gánh chịu cú sốc nặng nề đã khiến ông trùm sòng bạc Mỹ Sheldon Adelson mất hàng tỷ USD bởi tình trạng ế ẩm của dịch vụ sòng bạc tại Las Vegas.
Theo báo cáo, tổng giá trị tài sản ròng của Tổng thống Donald Trump cũng giảm mạnh bởi sự sụt giảm của giá bất động sản tại New York. Mất hơn 600 triệu USD, ông Trump tuột hẳn 77 bậc trong danh sách Forbes 400, đứng ở vị trí thứ 352 với tài sản 2,5 tỷ USD.
Tuy khối tài sản của nhiều tỷ phú co lại sau đại dịch, tài sản của nhóm 400 người giàu nhất nước Mỹ vẫn tăng tổng cộng 240 tỷ USD, đạt mức 3.200 tỷ USD, theo Forbes.
Tài sản của ông Trump sụt 600 triệu USD vì dịch Covid-19
Theo danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ vừa được Forbes công bố, Tổng thống Mỹ Donald Trump tụt 77 bậc xuống vị trí thứ 352 với tổng tài sản 2,5 tỷ USD.
Tỷ phú Nhật Bản trở thành con bạc liều lĩnh trên sàn chứng khoán Mỹ
Tỷ phú Masayoshi Son - người được mệnh danh là "Warren Buffet của Nhật Bản" - gây tranh cãi khi âm thầm đẩy giá cổ phiếu các tập đoàn công nghệ khổng lồ.
Ngân hàng Việt thiếu gì để vào top khu vực?
Dù tăng trưởng ấn tượng trong thập kỷ qua, ngân hàng Việt vẫn đối mặt thách thức chiến lược dài hạn. Do đó, mô hình hệ sinh thái là hướng đi tất yếu để bứt phá trong kỷ nguyên số.