Máy bay rơi hôm 7/7 tại Hòa Lạc là do động cơ bị giảm công suất đột ngột. Ảnh: Nguyễn Hưng |
Theo lý giải của thiếu tướng Nguyễn Kim Cách, máy bay thường có hai động cơ. Nếu một động cơ bị hỏng, giảm công suất đột ngột thì động cơ còn lại sẽ phải bù công suất. Tuy nhiên, trường hợp này, do máy bay vừa cất cánh nên chưa đủ độ cao và không đủ thời gian cho động cơ thứ hai bù công suất cho động cơ trục trặc. Thiếu tướng Nguyễn Kinh Cách cho biết, theo nguyên tắc, việc bù công suất chỉ thực sự có hiệu quả khi có thời gian và độ cao nhất định.
Tuy nhiên, Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân cho biết, nếu phi công cho hạ cánh thời điểm đó, có thể máy bay vẫn an toàn nhưng vì vị trí máy bay lúc đó ở giữa khu chợ, có đông dân cư, nếu cho hạ cánh sẽ gây ra thiệt hại cho nhiều người dân."Phi công và tổ lái đã cố gắng đưa máy bay lên cao để tránh xa khu vực đông dân. Khi đến khu đất trống, ít thiệt hại cho người dân thì máy bay lại không đủ điều kiện để hạ cánh nên đã rơi và dẫn đến tai nạn khiến nhiều chiến sĩ hy sinh” - Phó Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân phân tích.
Trước đó, xung quanh thắc mắc "tại sao có dù mà chiến sĩ không nhảy để bảo toàn tính mạng", trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam khẳng định các chiến sĩ đã làm đúng kỹ thuật.
Theo trung tướng Tuấn, trước khi rơi, máy bay Mi 171 mới cất cánh được ít phút và đang trong quá trình vòng lượn để lấy độ cao. Do độ cao chưa đủ nên các chiến sĩ không thể bật dù để thoát hiểm. "Chưa đủ độ cao thì không nhảy dù được. Không phải cứ có dù thích nhảy lúc nào cũng được", Trung tướng Tuấn lý giải.Sáng nay (11/7), kễ truy điệu 18 chiến sĩ hy sinh trong vụ máy bay rơi thảm khốc đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.