Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Trực thăng chở xạ thủ tìm bắn bò hoang ở bang Mỹ

Giới chức Mỹ mới ban hành lệnh giết gia súc hoang dã ở vùng Gila Wilderness để bảo vệ môi trường địa phương. Tuy nhiên, quyết định này đối mặt sự phản đối lớn của người chăn nuôi.

Một chiếc trực thăng chở xạ thủ sẽ bay qua một phần của khu vực hoang dã Gila Wilderness ở phía tây nam New Mexico, Mỹ, trong tuần này, nhằm tìm giết những con bò hoang.

Cục Kiểm lâm Mỹ đã phê duyệt kế hoạch này hôm 17/2, để bảo vệ các điểm nóng trong khu vực. Động thái này tạo ra tranh cãi pháp lý về cách xử lý gia súc hoang và bò lạc trước khi hạn hán ngày càng lan rộng ở phương Tây.

Bắn gia súc từ trên không

Rừng Quốc gia Gila đã ra quyết định này dưới áp lực từ các nhóm bảo vệ môi trường lo ngại về gần 150 con gia súc có móng đang phá hoại các dòng suối và con sông.

Trong khi đó, các chủ chăn nuôi lại chỉ trích kế hoạch xử lý bò từ trực thăng là hành động tàn ác với động vật. Với họ, hành động này vi phạm các quy định của bang, sẽ để lại nhiều hậu quả khi xác bò bị phân huỷ.

bo_lac_2.jpg

Một con bò hoang ở gần khu vực sông Gila, vào ngày 25/7/2020. Ảnh: AP.

Gila Wilderness sẽ bị đóng cửa một phần từ ngày 20/2. Trực thăng sẽ được vận hành ngày 23-27/2 để tìm kiếm và bắn hạ gia súc hoang dã ở những khu vực hiểm trở, trong đó có sông Gila.

Nhân viên giám sát lâm nghiệp Camille Howes cho biết quyết định này rất khó khăn nhưng cần thiết.

Cô phát biểu rằng: "Gia súc hoang dã ở Gila Wilderness rất hung dữ với du khách, chúng ăn cỏ quanh năm và gây xói mòn, bồi lắng ở khu vực sông".

Các tổ chức chăn nuôi gia súc và những người ủng hộ nông nghiệp lo ngại động thái trên sẽ tạo tiền đề xấu khiến những vùng chăn thả gia súc sẽ bị bỏ trống trên khắp phía tây.

Các chủ trang trại cho rằng ngày ít người xây dựng hàng rào. Một số người đã bỏ kinh doanh ngành chăn nuôi vì hạn hán ngày càng trầm trọng, khiến cho gia súc khan hiếm, chi phí thức ăn và các nguyên vật liệu khác tăng vọt.

Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc New Mexico ước tính có khoảng 90 bãi chăn thả bị bỏ trống ở New Mexico và Arizona. Việc tăng cường sử dụng đất công, chẳng hạn như để săn bắn và đi bộ, cũng khiến hàng rào chăn nuôi bị gỡ bỏ. Nai sừng tấm cũng là nguyên nhân làm hỏng hàng rào để kiểm soát đàn bò.

Tom Paterson, Chủ tịch Ủy ban Động vật Hoang dã của Hiệp hội, nói rằng họ đã nỗ lực tìm giải pháp khác tốt hơn việc bắn gia súc hoang dã. Ủy ban Chăn nuôi New Mexico đã chỉ thị những người được cấp phép đi tập hợp và chăn gia súc ở phía ngoài.

Ông Paterson cho biết giới chức bang không đủ thời gian để xem chỉ thị đó có hiệu quả hay không. Tổ chức của ông cũng đã cáo buộc Cục Kiểm Lâm Mỹ vi phạm các quy định của chính họ.

"Xã hội sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể sáng tạo và làm theo phương án tốt nhất mà không gây lãng phí nguồn lực kinh tế", ông nói.

Trong hàng chục vụ kiện được đệ trình của các tổ chức môi trường lên các toà án ở phương Tây, họ đã nhấn mạnh rằng việc gia súc giẫm lên các bờ suối gây huỷ hoại đất và nguồn nước. Họ tán thành quan điểm của Cục Kiểm Lâm.

Todd Schulke, đồng sáng lập Trung tâm Đa dạng Sinh học cho biết: “Chúng tôi mong muốn có kết quả cải thiện ngay lập tức, từ nước sạch, dòng sông xanh đến môi trường sống của động vật hoang dã phải được khôi phục".

Vị trí này đánh dấu sự thay đổi từ lập trường về việc bắn các loại động vật hoang dã khác, bắt đầu từ cuộc chiến bảo vệ bò rừng bizon ở Grand Canyon, sang các khiếu nại về hành động của Dịch vụ Động vật Hoang dã của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Cơ quan này thường bị phản đối vì giết chim, chó sói, sư tử núi cùng nhiều loại động vật khác.

Chiến dịch gây tranh cãi lớn

Mới tháng trước, ở Montana, các nhà bảo vệ môi trường đã kiện một chương trình quản lý gấu xám Bắc Mỹ. Năm 2021, các nhóm bảo tồn đã giải quyết một vụ kiện khác về hoạt động của Dịch vụ Động vật Hoang dã ở Idaho. Họ đã tuyên bố từ lâu rằng các hoạt động kiểm soát động vật ăn thịt của giới chức là vi phạm luật môi trường.

Nhưng ở New Mexico, Trung tâm Đa dạng Sinh học cho rằng chất lượng nước bị giảm là do tác động của gia súc hoang.

Nhóm ước tính rằng có khoảng 50 đến 150 con bò gặm cỏ trái phép ở Gila Wilderness, một vùng hoang dã trải dài hơn 2.253 km2 và là nơi sinh sống của sói xám Mexico, nai sừng tấm, hươu và các loài động vật hoang dã đang bị đe doạ tuyệt chủng khác.

RSCattle_Cienega_SanFran_2_FPWC_Center.jpg

Một đoạn sông trong Rừng Quốc gia Gila. Các nhóm bảo vệ môi trường tin rằng việc sử dụng trực thăng để giảm số lượng bò hoang dã là cần thiết. Ảnh: Center for Biological Diversity.

Hiệp hội Thịt bò Quốc gia đã yêu cầu Cục Kiểm Lâm tạm dừng hành động gây chết chóc này một năm sau, sau khi Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc New Mexico đạt được thỏa thuận với giới chức.

Theo Cục Kiểm lâm, vấn đề gia súc hoang dã đã có từ nửa thế kỷ trước, khi một hoạt động chăn nuôi gia súc ngừng hoạt động và các giấy phép chăn thả sau đó bị đình chỉ. Hàng trăm gia súc chăn thả trái phép đã bị xử lý trong nhiều năm qua.

Vào năm 2022, một nhà thầu của Cục Kiểm lâm đã giết 65 con bò trong một chiến dịch bắn súng trên không tương tự như chiến dịch sắp tới.

Những bức ảnh bằng chứng của các chủ trang trại thời điểm đó cho thấy gia súc chết ngả ngốn dọc theo sông Gila. Giới chức cho biết xác động vật đã được dọn khỏi con sông. Những con chim và nhiều động vật khác đã đến xỉa thịt chúng.

Được biết, kế hoạch sắp tới diễn ra trên diện tích khoảng 414 km2.

Xác động vật không được phép bỏ lại ở gần các khu vực sông suối, hoặc gần các lối mòn đi bộ được định sẵn hoặc các khu vực nhạy cảm về văn hoá tín ngưỡng. Tiếng ồn của trực thăng không được làm gián đoạn mùa sinh sản của cú đốm Mexico, chim đớp ruồi Tây Nam và các loài có nguy cơ tuyệt chủng khác. Hoạt động bắn súng trên không dự kiến ​​​​sẽ hoàn thành trước tháng 4, khi mùa sói xám Mexico bắt đầu sinh sản.

Các nhà môi trường từng chỉ ra việc loại bỏ xác gia súc như một biện pháp phòng ngừa để hạn chế xung đột giữa sói và chủ trang trại. Tuy nhiên, giới chức bang nhấn mạnh trong nhiều tài liệu rằng không có nghiên cứu khoa học nào cho thấy khi sói ăn xác gia súc, chúng sẽ trở nên quen thuộc với gia súc.

Kiểm lâm Mỹ gây cháy rừng, dân bang New Mexico phải tự trả tiền

Chính phủ Mỹ yêu cầu người dân bang New Mexico chia sẻ chi phí phục hồi thiệt hại gây ra bởi đám cháy do lực lượng kiểm lâm gây ra hồi tháng 4, Reuters đưa tin ngày 31/7.

Những loài động vật sống lâu nhất

Một số loài chim, bò sát và động vật biển có tuổi thọ khá cao, chúng có thể sống đến 100-200 tuổi, thậm chí 500 tuổi.

Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.

Bảo Châu

Bạn có thể quan tâm