Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trống Panjan, vũ khí quái dị của Anh

Trống Panjan chứa thuốc nổ lăn từ tàu đổ bộ là một ý tưởng phát triển vũ khí kỳ quái của Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Trống Panjan là một ý tưởng phát triển vũ khí điên rồ của Anh trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Trống Panjan là một ý tưởng phát triển vũ khí ngớ ngẩn của Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Ảnh: Historyanswers

Những năm Chiến tranh Thế giới thứ 2, Đức quốc xã đã xây dựng những bức tường phòng ngự kiên cố dọc theo bờ Đại Tây Dương. Để công phá những bức tường này không phải là điều dễ dàng. Thủ tướng Anh lúc đó là Winston Churchill yêu cầu giới khoa học quân sự nước này tìm mọi cách phát triển vũ khí nhằm phá vỡ bức tường phòng ngự, dọn đường cho cuộc bổ độ lên Normandy.

Ý tưởng điên rồ về một vũ khí biết lăn

Theo Historyanswers, các nhà khoa học đã đề xuất rất nhiều ý tưởng phát triển vũ khí, trong đó có những ý tưởng kỳ lạ đến mức dở hơi. Trong số các ý tưởng vũ khí kỳ dị có thể kể đến dự án trống Panjan của Cục phát triển vũ khí hỗn hợp, Hải quân Anh. Dự án này do kỹ sư hàng không Nevil Shute dẫn đầu.

Trống Panjan gồm hai bánh xe kết hợp với một tấn thuốc nổ chứa bên trong trụ bánh xe. Người ta gắn trên vành bánh xe 18 ống phóng rocket dùng thuốc nổ không khói tạo lực đẩy cho nó. Hải quân Anh dự kiến loại vũ khí này sẽ lăn từ tàu đổ bộ, băng qua bãi biển và tiếp cận bức tường phòng ngự của Đức.

d
Dự án phát triển vũ khí quái dị này chỉ đủ làm trò giải trí trên bờ biển và hoàn toàn không có hiệu quả sử dụng thực tế. Ảnh: Kapon

Với một tấn thuốc nổ mang theo, nó đủ sức để phá vỡ bức tường phòng ngự kiên cố của Đức. Dự án trống Panjan cho thấy là một ý tưởng đáng để thử nghiệm. Giới khoa học quân sự Anh nhanh chóng bắt tay vào phát triển loại vũ khí kỳ dị này.

Bom dơi, vũ khí quái dị của Mỹ

Hàng nghìn con dơi mang theo quả bom cháy siêu nhỏ đủ sức thiêu rụi cả một thành phố là dự án vũ khí quái dị của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Tuy nhiên, khi tiến hành thử nghiệm trống Panjan vào ngày 7/9/1943, người ta mới phát hiện ra một vấn đề vô cùng nan giải. Các bánh xe di chuyển với tốc độ rất nhanh nhưng không có cách nào để nó đi theo đường thẳng. Những ống phóng rocket đẩy bánh xe di chuyển một cách vô định hướng.

Đôi khi lực đẩy của các ống phóng rocket phân bổ không đều khiến nó di chuyển một cách loạn xạ rồi lật nghiêng xuống. Các kỹ sư đã đưa ra giải pháp bổ sung thêm một bánh xe thứ 3 cùng các tên lửa đẩy. Tuy nhiên, giải pháp này tiếp tục là một thảm hỏa. Panjian chỉ đủ làm trò tiêu khiển trên bãi biển.

Tệ hại hơn, một nhóm sĩ quan quân đội Anh đến quan sát thử nghiệm đã bị Panjan đâm trúng khiến một số người bị thương. Sau một năm thử nghiệm, trống Panjan đã cho thấy nó là một ý tưởng vô nghĩa và hoàn toàn không mang lại hiệu quả.

Dự án trống Panjan bị hủy bỏ vào tháng 1/1944. Ý tưởng phát triển vũ khí này đã tiêu tốn của Anh hàng trăm ngìn Bảng một cách vô ích. Panjan chỉ là một trong số rất nhiều ý tưởng phát triển vũ khí mang tính khẩn trương và liều lĩnh nhằm sớm kết thúc cuộc chiến đẫm máu nhất lịch sử nhân loại.

Đức Hải

Bạn có thể quan tâm