Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trớ trêu cảnh 2 người lao động cùng một sổ bảo hiểm xã hội

Hai người lao động cùng tên, cùng quê quán, trùng một sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) khiến họ không thể nhận trợ cấp thất nghiệp hay rút BHXH một lần.

Phản ánh đến Zing, anh N.T.N. (33 tuổi, ngụ tỉnh Bình Phước) cho hay tháng 3 anh làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại BHXH quận 11 (TP.HCM) nhưng được báo không thể giải quyết thủ tục. Tra cứu qua ứng dụng VssID (app của BHXH Việt Nam), anh phát hiện thời gian đóng BHXH của mình có sự nhầm lẫn.

“Năm 2019 tôi mới bắt đầu đóng BHXH tại công ty, nhưng trong ứng dụng thì ghi nhận tôi đóng BHXH từ năm 2016. Sau khi tìm hiểu, tôi phát hiện mình và một người cùng tên đang đóng chung một sổ BHXH nhiều năm nay”, anh N. cho hay.

hai nguoi lao dong cung chung mot so bao hiem xa hoi anh 1

Mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT. Ảnh: Ngọc An.

Vì chung sổ BHXH nên anh N.T.N. không thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người tên N. còn lại cũng không thể rút BHXH một lần tại BHXH tỉnh Bình Phước.

Ngày 18/4, anh N. phải từ Bình Phước lên trụ sở BHXH quận 11 để được hướng dẫn giải quyết sự việc. Đến sáng 20/4, nhân viên của đơn vị đã nhờ anh N. cung cấp thêm một số thông tin cá nhân để làm hồ sơ cấp mất thẻ BHXH, sau đó anh N. mới có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định.

Người đàn ông này mong sự việc nhanh chóng giải quyết để anh không phải chạy đi chạy về giữa TP.HCM và Bình Phước, sớm nhận được khoản kinh phí trợ cấp để trang trải.

Đại diện Bảo hiểm Xã hội TP.HCM xác nhận có sự việc trùng hợp số bảo hiểm xã hội như người lao động phản ánh.

Hai người cùng tên, cùng quê ở tỉnh Bình Phước, nhưng một người làm việc ở TP.HCM, đóng bảo hiểm từ năm 2019 tại BHXH quận 11. Người còn lại làm việc ở tỉnh Bình Phước, đóng bảo hiểm tại BHXH tỉnh.

BHXH huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, mới đây đã gửi công văn đến BHXH quận 11 đề nghị phối hợp giải quyết.

"Sau khi rà soát thì chúng tôi phát hiện nguyên nhân là công ty tại quận 11 cung cấp sai mã số BHXH và BHXH quận 11 đã thực hiện điều chỉnh lại mã số BHXH đúng cho người lao động", đại diện Bảo hiểm Xã hội TP.HCM cho biết.

Mã số BHXH là số định danh cá nhân duy nhất của người tham gia do cơ quan BHXH cấp để ghi trên sổ BHXH, thẻ BHYT. Mỗi người tham gia BHXH sẽ được cấp một mã số riêng biệt, mã số này gồm 10 chữ số, được ghi trên sổ BHXH và thẻ BHYT.

Từ năm 2016, cơ quan BHXH đã phối hợp với UBND xã, phường, thu thập thông tin cá nhân người dân trên địa bàn nơi trú và căn cứ dữ liệu của cơ quan BHXH để cấp mã số BHXH cho tất cả người dân.

Tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội từ năm 2022

Chính phủ quyết định tăng 7,4% lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng kể từ ngày 1/1/2022. Mức này giảm so với đề xuất trước đó của Bộ LĐTB&XH.

Người dân lạc vào ‘ma trận’ khai báo online khi làm chứng nhận F0

Sau 4 lần khai báo y tế online để xin giấy yêu cầu cách ly và chứng nhận F0 khỏi bệnh nhưng không được phản hồi, chị Bích từ bỏ ý định làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội.

'Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm không thể mong có lương hưu cao'

"Bản chất của bảo hiểm là tích lũy đủ lâu để có tiền khi về già. Người lao động không thể đòi hỏi mức lương hưu cao nếu chỉ tham gia BHXH trong 10 năm", ông Phạm Minh Huân nói.

Làm thế nào ngăn chặn nạn mua bán sổ Bảo hiểm xã hội?

"Để hạn chế việc người lao động đem sổ Bảo hiểm xã hội đi bán, cầm cố cũng như ngăn chặn hành vi mua sổ, Luật Bảo hiểm xã hội cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp", luật sư Quảng nói.

Ngọc An

Bạn có thể quan tâm