Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trò chơi tâm lý diễn ra trong tiềm thức của con người

Trong lý thuyết Phân tích tương giao, các hành động giao tiếp có tính lặp lại của chúng ta được gọi là trò chơi. Chúng ẩn chứa một thông điệp bí mật mà chỉ ta mới hiểu.

sach tam ly anh 1

Ảnh minh họa về thế giới tiềm thức trong bộ phim Inception. Nguồn: Inception.

Một trò chơi là một loạt tiếp diễn của những quy trình giao tiếp nằm ngoài điều quan sát được tới một kết quả có thể dự đoán, được định hình rõ. Một cách tượng hình, nó là một loạt những giao tiếp có định kỳ, thường là lặp đi lặp lại, với bề ngoài có vẻ hợp lý, với một động cơ được che giấu, hoặc, dễ hiểu hơn, một loạt bước đi với một cạm bẫy hay một "mánh khóe".

Các trò chơi rõ ràng khác với quy trình, lễ giáo, thú tiêu khiển bởi hai tính chất chính: (1) chất lượng ẩn giấu của nó và (2) kết quả. Các quy trình có thể thành công, các lễ giáo có thể đạt hiệu quả và thú tiêu khiển được định nghĩa là vẻ bề ngoài, chúng có thể bao gồm những cạnh tranh, nhưng không mâu thuẫn, kết thúc có thể mang lại cảm xúc, về cơ bản đều không trung thực, kết quả có mang kịch tính, để phân biệt với sự thú vị đơn thuần.

Vẫn còn một kiểu hành vi xã hội để phân biệt với trò chơi chưa được bàn đến. Một hoạt động là một giao tiếp đơn giản hoặc một loạt giao tiếp diễn ra vì một mục đích cụ thể, rõ ràng. Nếu một người thẳng thắn yêu cầu được trấn an và có được thứ anh ta muốn, đó là một hoạt động.

Nếu một người yêu cầu được trấn an và sau khi được nhận lại biến nó trở thành bất lợi cho người mang lại điều đó, đó là trò chơi.

Bề ngoài, một trò chơi nhìn như một chuỗi hành vi, nhưng sau khi kết quả xảy ra nó trở nên rõ ràng là những "hành vi" rất giống như "thủ pháp", không phải là những yêu cầu trung thực mà là những bước ở trong trò chơi.

Ví dụ "trò chơi bảo hiểm", cho dù người khởi xướng trông như thế nào trong cuộc hội thoại, nếu anh ta là tay chơi cứng, anh ta thực sự tìm kiếm hoặc nỗ lực vì một viễn cảnh. Những gì anh ta theo đuổi, nếu anh ta là người "đáng đồng tiền bát gạo", là "trúng một quả đậm". Điều tương tự được áp dụng với "trò chơi bất động sản", "trò chơi pajama" và những nghề nghiệp tương tự.

Do đó, tại những buổi tụ tập, trong khi một người bán hàng tham gia vào một thú tiêu khiển, đặc biệt là những biến thể của "Cân bằng tài chính", sự tham dự hợp lý của anh ta có thể che giấu một loạt những mánh khóe đầy kỹ năng được thiết lập để lấy được những thông tin anh ta muốn có trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.

Có hàng tá những bài báo kinh doanh được viết ra nhằm củng cố những mánh khóe thương mại, tường thuật về những người chơi và những trò chơi nổi bật. (Những người thú vị thực thi những thương vụ lạ thường).

Các trò chơi được thực hiện một cách tinh vi dưới sự điều phối của cái Tôi Trưởng thành để có được lợi ích lớn nhất.

Những gì chúng ta quan tâm ở đây là những trò chơi vô thức được chơi bởi những con người ngây thơ tham gia vào những giao tiếp kép mà trong đó họ không hoàn toàn nhận thức được. Điều đó tạo nên mặt quan trọng nhất của đời sống xã hội trên thế giới. Bởi vì những phẩm chất chính của chúng, các trò chơi dễ dàng được phân biệt với những thái độ bất biến đơn thuần, điều xảy ra bởi việc ta đặt mình vào một vị trí.

Việc sử dụng từ "trò chơi" không nên bị hiểu sai. Nó không hẳn ám chỉ sự vui đùa. Trò chơi là một chuỗi những tương giao lặp lại, có thể dự đoán được và tưởng chừng chân thực nhưng thực chất che đậy những động cơ dẫn tới một kết quả rõ ràng.

Eric Berne/1980 Books & NXB Dân trí

SÁCH HAY