Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trigana Air từng gặp nhiều tai nạn hàng không nghiêm trọng

Trigana Air, hãng có chuyến bay mang số hiệu TGN267 mất tích tại khu vực đồi núi ở Indonesia nằm trong danh sách cấm bay trên không phận châu Âu vì lo ngại về tiêu chuẩn an toàn.

Một máy bay của hãng
Một máy bay của hãng Trigana Air. Ảnh: Wordpress

Trigana Air là hãng hàng không nội địa của Indonesia. Hãng bắt đầu hoạt động vào năm 1991 với 2 chiếc máy bay phản lực cánh quạt 2 động cơ Beechcraft Super King Air. Tới cuối năm, hãng bổ sung 2 trực thăng Bell 412SP.

Ủy ban Châu Âu liệt Trigana Air vào danh sách đen những hãng hàng không không được phép bay trên không phận châu Âu kể từ năm 2007.

Các hãng hàng không có tên trong danh sách đen này do 2 nguyên nhân: lo ngại về tiêu chuẩn an toàn hoặc môi trường pháp lý tại quốc gia chủ quản.

Trigana Air từng vướng 14 sự cố nghiêm trọng kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1991, theo cơ sở dữ liệu trực tuyến Mạng An toàn Hàng không. Nếu tính cả sự cố mới nhất này, 10 máy bay của Trigana Air gặp tai nạn. 

Ngày 11/2/2010, chiếc ATR-42-300F PK-YRP mã hiệu 168 của Trigana Air rơi xuống một ruộng lúa sau khi hỏng động cơ. 2 người bị thương nặng sau sự cố.

Ngày 8/4/2012, chiếc DHC-6 Twin Otter của hãng chở 8 hành khách và thành viên phi hành đoàn trúng đạn trong lúc hạ cánh tại sân bay Mulia ở tỉnh Papua. Cả hai phi công mất kiểm soát do bị thương. Họ đã điều khiển máy bay đâm vào một tòa nhà ở sân bay. 1 người thiệt mạng và 4 người khác bị thương sau sự cố này.

Ngày 16/8/2015, chuyến bay mang số hiệu TGN267 của hãng Trigana Air mất liên lạc với trạm không lưu lúc 15h sau khi cất cánh từ sân bay Santani ở Jayapura thuộc tỉnh Papua. Dự kiến, phi cơ sẽ đáp xuống sân bay Oksibil sau 50 phút. Khi mất tích, máy bay chở 44 người lớn, 5 trẻ nhỏ và 5 thành viên phi hành đoàn. 

Giới chức Indonesia ngay lập tức mở cuộc điều tra và tìm kiếm máy bay mất liên lạc. Dù giới chức chưa rõ lý do khiến máy bay mất tích và vào thời điểm phi cơ cất cánh ở Jayapura, thời tiết tốt, chuyên gia khí tượng học Ivan Cabrera nói với CNN, một số cơn bão xuất hiện ở khu vực miền núi trùng với đường bay của phi cơ. Hiện, hoạt động cứu hộ phải tạm dừng do thời tiết xấu, trời tối và nhiều mây và sẽ được tiếp tục vào 6h sáng mai (17/8).

Người dân nhìn thấy máy bay Indonesia đâm vào núi

Giám đốc Cơ quan Vận tải Hàng không Indonesia cho biết người dân đã tìm thấy mảnh vỡ của máy bay ATR-42 mất tích ở khu vực Papua hẻo lánh. 150 nhân viên cứu hộ đã tới khu vực.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm