Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Triều Tiên quyết thoát khỏi cái bóng lớn Trung Quốc

Trung Quốc dần tuột mất khả năng kiểm soát Bình Nhưỡng trong khi quan hệ giữa Nhật Bản và Triều Tiên có dấu hiệu tốt hơn.

Tạp chí The Diplomat đã tường thuật hai cuộc gặp song phương bất thường giữa Nhật Bản với Triều Tiên hôm 1/7 và Trung Quốc với Hàn Quốc vào ngày 3/7. 

Cuộc hội thảo giữa Nhật Bản và Triều Tiên tại Bắc Kinh là cơ hội để hai bên tiếp tục bàn thảo về cuộc điều tra tung tích của các công dân Nhật bị bắt cóc. Cuộc gặp thứ hai đã đánh dấu một sự kiện bất thường khi Tập Cận Bình, Chủ tịch Trung Quốc, thăm Hàn Quốc ngay trước chuyến công du tới Triều Tiên.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tất cả các bên tham gia họp bàn đều hướng sự quan tâm tới chủ đề Nhật Bản thay đổi hiến pháp cho phép thi hành chính sách "phòng vệ tập thể". Ngoài ra, yếu tố quan trọng trong các cuộc gặp của ông Tập với Seoul là những hành động "vuốt mặt không nể mũi" của Triều Tiên với nước này và Bình Nhưỡng đang cải thiện quan hệ ngoại giao với Nhật Bản.

Giới chức Nhật Bản và Triều Tiên tham dự cuộc họp tại Đại sứ quán Triều Tiên ở Bắc Kinh hôm 30/3. Ảnh: Info.net
Giới chức Nhật Bản và Triều Tiên tham dự cuộc họp tại Đại sứ quán Triều Tiên ở Bắc Kinh hôm 30/3. Ảnh: Infonet

Giới truyền thông chưa nắm được nội dung cuộc họp giữa Nhật Bản và Triều Tiên. Song trong phiên khai mạc, Junichi Ihara, chủ tịch đoàn đàm phán Nhật Bản đã tuyên bố: "Đây là bước tiến quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề nổi cộm giữa Tokyo và Bình Nhưỡng hiện nay". Trước đó, theo Nhật báo phố Wall, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn hồi cuối tuần này. Triều Tiên cũng khẳng định nước này không đồng ý với lệnh cấm thử nghiệm tên lửa mà Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đã quy định.

Giới chuyên gia hy vọng cuộc đàm phán giữa Nhật Bản và Triều Tiên sẽ giải quyết ổn thỏa vấn đề công dân Nhật bị bắt cóc. Đây sẽ là bước tiến chính trị đáng kể của chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe, nhà lãnh đạo cho phép quân đội Nhật Bản tham chiến tại nước ngoài.

Triều Tiên sẽ gửi tới Trung Quốc một thông điệp mới nếu nước này đồng thuận giải quyết những thắc mắc liên quan tới số phận công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Thông điệp nói rằng Bình Nhưỡng đang có nhiều lựa chọn về liên minh với các quốc gia khác trong khu vực, đồng thời muốn thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Trong khi đó, Nhật Bản và Triều Tiên cũng "đứng ngồi không yên" trước cuộc họp giữa Tập Cận Bình và bà Park Geun Hye, Tổng thống Hàn Quốc. Đầu tuần này, giới truyền thông Trung Quốc đã lên tiếng phản đối Nhật Bản vì chính phủ nước này thay đổi Điều 9 trong Hiến pháp nhằm trao thêm quyền lực cho quân đội.

Ngoài ra, cả Bắc Kinh và Seoul cũng phản bác kết quả tái điều tra mới đây của Nhật Bản về việc Hàn Quốc gây sức ép trong tuyên bố Kono năm 1993. Theo đó, chính phủ Tokyo từng thừa nhận và xin lỗi về việc phụ nữ tại một số nước láng giềng châu Á đã bị ép làm nô lệ tình dục cho lính Nhật trong Thế chiến thứ Hai.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại Bắc Kinh hồi tháng 6/2013. Ảnh: info.net
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại Bắc Kinh hồi tháng 6/2013. Ảnh: Infonet

Bên cạnh việc ông Tập "thiên vị" tới thăm Seoul ngay trước chuyến công du tới Bình Nhưỡng cùng sự kiện Trung Quốc và Hàn Quốc nối lại các cuộc đàm phán liên quan tới thỏa thuận thương mại tự do. Nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiếp tục tận dụng lịch sử không mấy tốt đẹp của Nhật Bản để dấy lên làn sóng phản đối Tokyo như ông đã làm hồi tháng Ba khi tới thăm Đức. Giới chuyên gia cũng kỳ vọng Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ tìm được tiếng nói chung về vấn đề Triều Tiên.

Trả lời hãng tin Yonhap, Shi Yinhong, giáo sư nghiên cứu các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin Trung Quốc cho rằng: "Trong các cuộc họp thượng đỉnh, Trung Quốc nhấn mạnh quốc gia này luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và duy trì thái độ cứng rắn trước chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Triều Tiên".

Động thái thay đổi quan điểm bất thường của Trung Quốc xảy ra cùng lúc với việc Mỹ - Hàn – Nhật bày tỏ nỗi quan ngại về chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Những tính toán an ninh trong khu vực đang thay đổi một cách liên tục trước việc Nhật Bản và Triều Tiên tiến hành đối thoại song phương và Bình Nhưỡng giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh.

Những bước tiến mới trong quan hệ giữa Nhật Bản và Triều Tiên chắc chắn sẽ là chất xúc tác cho những thái độ bất thường của Bắc Kinh. Nếu Bắc Kinh nhận thấy rằng khả năng kiểm soát của nước này này đối với chính sách ngoại giao của Bình Nhưỡng đang xuống dốc, cụ thể là dưới tác động ngày càng lớn từ Nhật Bản. Trung Quốc chắc chắn sẽ dùng những ảnh hưởng còn lại nhằm đưa Triều Tiên quay về quỹ đạo cũ và tránh xa Tokyo.

http://infonet.vn/trung-quoc-than-thiet-han-quoc-lanh-nhat-voi-trieu-tien-post136200.info

Theo Minh Thu/Infonet

Bạn có thể quan tâm