Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Triều Tiên đồng ý tạm ngưng thử tên lửa hạt nhân

Triều Tiên vừa thể hiện sự nhượng bộ trong đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân của nước này thông qua tuyên bố đình chỉ các chương trình làm giàu uranium để đổi lấy viện trợ từ Mỹ.

Triều Tiên đồng ý tạm ngưng thử tên lửa hạt nhân

Triều Tiên vừa thể hiện sự nhượng bộ trong đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân của nước này thông qua tuyên bố đình chỉ các chương trình làm giàu uranium để đổi lấy viện trợ từ Mỹ.

>>Triều Tiên kỉ niệm sinh nhật 70 của cố Chủ tịch Kim Jong-il
>>Mỹ bác tin lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un qua đời
>>Đại tướng Kim Jong-un viếng cha lần cuối trước đại tang

Theo đó, Bình Nhưỡng sẽ cấm thử hạt nhân và tên lửa, cũng như cho phép các thanh sát viên Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA trở lại Triều Tiên. Nó cũng tạo ra những thận trọng từ phía các nhà ngoại giao và phân tích của cả hai nước.

Triều Tiên ngừng thử hạt nhân để đổi lại viện trợ từ Mỹ.

Động thái bất ngờ của Bình Nhưỡng sau những tuyên bố cứng rắn của nhà cầm quyền cho thấy tình hình đất nước Triều Tiên đang rất khó khăn. Nó cũng mở ra hi vọng chính quyền mới do Kim Jong-un lãnh đạo sẽ mềm dẻo và linh hoạt hơn so với chính sách dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong-il.

Nhượng bộ của Triều Tiên sẽ được đáp trả bằng những đợt viện trợ ngắn hạn, cung cấp cho Bình Nhưỡng các loại hàng hóa và nhu yếu phẩm cần thiết, chủ yếu là lương thực. Theo đó, 240.000 tấn lương thực sẽ được phía Mỹ chuyển giao, đồng thời mở ra khả năng gỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế cũng như cung cấp cho Triều Tiên các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ, nhằm phục vụ sản xuất điện.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton ngay lập tức lên tiếng hoan nghênh động thái của Triều Tiên. “Nước Mỹ và cá nhân tôi luôn có những quan ngại sâu sắc, tuy nhiên sau cái chết của nhà lãnh đạo Kim Jong-il, chúng tôi hi vọng thế hệ lãnh đạo mới sẽ chèo lái đất nước họ đi vào con đường hòa bình.”

Trong khi đó, các thanh sát viên IAEA về chương trình hạt nhân Triều Tiên từng bị trục xuất hồi năm 2002 và 2009 đều đã sẵn sàng quay trở lại Bình Nhưỡng thêm lần nữa, để đánh giá tiến trình hạt nhân của nước này.

Các lệnh trừng phạt kinh tế siết chặt đã được triển khai năm 2009, khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ hai và các hành động hiếu chiến nhằm vào Hàn Quốc, trong đó có cả cáo buộc làm đắm tàu chiến Cheonan của Seoul.

Hồng Duy

Theo Infonet.vn

Hồng Duy

Theo Infonet.vn

Bạn có thể quan tâm