Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Triều Tiên chỉ trích đề nghị đàm phán của Mỹ là 'bất công'

Trong tuyên bố hiếm hoi tại HĐBA LHQ ngày 28/6, Triều Tiên tố cáo Mỹ đưa ra những điều kiện "bất công" khi đề nghị đàm phán về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Phó đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim In Ryong cho biết sẽ là "tính toán sai lầm chết người" khi các nước tin các lệnh trừng phạt mới nhất của Hội đồng Bảo an có thể ngăn chặn Bình Nhưỡng phát triển chương trình hạt nhân. 

"Hành động tầm thường và không khôn ngoan của họ sẽ chỉ đi ngược lại những gì họ mong muốn", NDTV dẫn lời ông Kim trong một cuộc thảo luận về chống phổ biến vũ khí hạt nhân tại Hội đồng Bảo an do Bolivia làm chủ tọa hôm 28/6.

Phó đại sứ Kim cho hay Mỹ liên tục nói về "đối thoại" ngay cả ở thời điểm này, khi các lệnh trừng phạt đang được áp dụng. "Nhưng chẳng có nghĩa lý gì khi cứ nói về đối thoại đi kèm với những điều kiện tiên quyết bất công và áp dụng (chính sách) gây sức ép tối đa", ông Kim khẳng định.

Trieu Tien chi trich de nghi dam phan cua My anh 1
Phó đại sứ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc Kim In Ryong . Ảnh: Getty.

Mỹ cho hay sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên nếu nước này ngừng các cuộc thử nghiệm tên lửa và hạt nhân. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hồi cuối tháng 4 nói rằng chính quyền của Tổng thống Trump sẵn sàng thương lượng trực tiếp với Triều Tiên miễn là nước này chấp nhận phi hạt nhân hóa.

Ngày 2/6, Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc thông qua nghị quyết mở rộng các biện pháp trừng phạt Triều Tiên sau khi nước này nhiều lần tiến hành thử nghiệm tên lửa. 

Bản nghị quyết được thông qua bởi hội đồng 15 thành viên đã trừng phạt 14 cá nhân và 4 tổ chức bị cáo buộc đóng góp cho các chương trình tên lửa của Triều Tiên, trong đó Ngân hàng Koryo, Lực lượng tên lửa chiến lược của Quân đội Nhân dân Triều Tiên và người đứng đầu hoạt động gián điệp của Bình Nhưỡng ở nước ngoài.

Cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên, bao gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga, đình trệ từ năm 2008 sau một vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng.

Vũ khí hạt nhân của Triều Tiên mạnh cỡ nào? Trong cuộc diễu binh ngày 15/4, Triều Tiên khiến nhiều người ngỡ ngàng vì những tên lửa mà nước này phát triển. Tuy nhiên, thực hư về sức mạnh của hệ thống này luôn là câu hỏi lớn.

Truyền thông nhà nước Triều Tiên so sánh TT Trump với Hitler

KCNA gọi chính sách "nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Trump là chủ nghĩa phát xít của thế kỷ 21 và không khác gì tư tưởng của Adolf Hitler khi ông muốn thống trị thế giới.

Ông Trump muốn xử lý sớm 'mối đe dọa hạt nhân Triều Tiên'

Tại cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở Nhà Trắng, tổng thống Mỹ khẳng định mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cần được mau chóng giải quyết.

Ngụy An

Bạn có thể quan tâm